top of page

SEARCH RESULTS

28 items found for ""

  • Cách tổ chức game "Cuộc đua kỳ thú"

    Mình cám ơn các thầy cô đã truyền năng lượng cho mình sau khi mình đăng bài về trải nghiệm khi tổ chức cho học sinh chơi game Cuộc đua kỳ thú sáng nay. Đây là lần đầu tiên mình tổ chức game này sau khi được cô Khánh Vân chia sẻ trong ngày cộng hưởng của nhóm Lý THPT. Bước 1: Vẽ hình con rắn, đánh số từ 1-50 hoặc 1-N lên bảng (N là số bước đi từ Start đến Finish) Nếu có điều kiện thì in lên giấy A0 hoặc A1 và dùng nam châm gắn lên bảng. Trong buổi học hôm nay mình cho học sinh ôn tập Sóng cơ nên mình vẽ thành hình sin, và mỗi số là 1 "phần tử môi trường truyền sóng". Các thầy cô có thể tùy vào môn học/bài học mà sáng tạo ra hình vẽ đường đua cho thêm hấp dẫn ạ. Bước 2: Chọn bộ câu hỏi trắc nghiệm đơn giản, giải thích ngắn gọn, ít phải giải ra chi tiết để cuộc chơi diễn ra liên tục. Có thể dùng Hệ thống câu hỏi (từ đề cương) hoặc những câu hỏi ở mức độ Nhận biết/Thông hiểu của đề thi Tốt nghiệp THPTQG. Bước 3: Chia lớp thành 3-4 đội chơi, mỗi đội chọn 1 màu (quân cờ, nam châm màu, thẻ có gắn nam châm lá ở phía sau). Chuẩn bị 3-4 bộ đáp án A, B, C, D hoặc bảng con (xóa được) và bút dạ để ghi đáp án trả lời (số bộ đáp án bằng số đội chơi). 2-4 xúc xắc (tốt nhất là mỗi đội một xúc xắc để tiết kiệm thời gian). Trong trường hợp không có nam châm thì mỗi đội chọn 1 con số, đi đến ô nào thì viết con số của đội bên cạnh ô đó, di chuyển đển ô mới thì xóa số ở ô cũ. Mình rất thích ý tưởng của cô Ngọc là chỉ cần phấn trắng bảng đen cũng vẫn có thể tổ chức vừa học vừa chơi được. Bước 4: Giới thiệu luật chơi: + Mỗi lượt chơi, mỗi đội cử 1 HS lên đứng ngang hàng nhau trả lời 1 câu hỏi do GV/HS đọc. Trả lời bằng cách giơ đáp án. GV xác nhận đáp án đúng. HS các đội trả lời đúng thì được lắc xúc xắc và ra quân từ vị trí "Start - Bắt đầu". (có thể có nhiều đội cùng được đi 1 lượt, hoặc không được đi), số ô di chuyển trên đường đua bằng số chấm ở mặt trên xúc xắc. + Lần lượt chơi cho các thành viên còn lại cho đến khi đội nào về đích trước là đội chiến thắng. Để thêm thú vị, gay cấn thì trên đường đua, có thể bố trí thêm các biểu tượng: mất lượt/ tặng thêm điểm/ lấy điểm từ đội khác,... + Khi gặp cái thang: HS có thể nhảy từ chân cầu thang đến đầu cầu thang. + Khi gặp con rắn: HS có thể nhảy từ đuôi con rắn lên đến đầu con rắn, ở đầu con rắn thì tụt xuống đuôi con rắn. Có thể ra luật khác: gặp đuôi thì đứng yên, gặp đầu rắn thì chuyển đến đuôi rắn…. Trong giờ học hôm nay mình chỉ vẽ cái thang và bên cạnh có vẽ mũi tên chỉ chiều di chuyển khi đi vào ô ở 1 đầu của thang. Có đội về gần đến nơi thì tuột ngược về trước. Chính đội ấy lại về đích trước nên hét lên sung sướng. Nguồn: thầy Tới Đặng Đình

  • Tại sao tôi lại chọn nghề giáo?

    "CHUYỆN NGHỀ TÔI KỂ - NGƯỜI TRUYỀN LỬA" Một câu hỏi đặt ra: " SAO TÔI LẠI CHỌN NGHỀ GIÁO ????" Tôi bắt đầu đến với nghề là do bố mẹ chọn cho tôi. Tôi đã từng thích trường KỸ THUẬT MẬT MÃ. Tôi cũng không hiểu trường đó học gì, ra làm gì, tôi chỉ biết rất thích TÊN trường đó. Khi học lớp 12, chuẩn bị chọn trường, bố mẹ định hướng là chọn giáo viên vì phù hợp với con gái công việc nhẹ nhàng, mai kia có thời gian dạy con.... Trong thời học sinh, tôi cũng là con ngoan trò giỏi, nghe lời thầy cô và bố mẹ nên hai chị em tôi đều là cô giáo. Tôi đến với nghề giáo với theo mong muốn của bố mẹ nên cũng không có cảm xúc gì. Tuy nhiên, khi đi học Tôi vẫn cố gắng học tốt và còn giành được học bổng. Ra trường, tôi chưa xin được việc, Tôi đi làm gia sư, đi dạy hợp đồng ở quê một thời gian. Tôi vẫn đặt câu hỏi liệu mình có phù hợp với nghề không? Quá trình xin việc của tôi long đong lận đận, xin hết chỗ này chỗ kia, thấy bố mẹ vất vả xin việc cho mình, tôi thấy nản. Tôi có cơ hội đi làm trường tư thì bố mẹ không cho vì quan điểm của bố mẹ vào nhà nước nó mới an toàn và ổn định. Trải qua nhiều gian nan sóng gió rồi tôi cũng được vào trường công nhưng cách nhà hơn 3 trăm cây lên vùng Tây Bắc. " Cô giáo miền xuôi lên với bản em". Khi bắt đầu lên bản, tôi gặp rắc rối lớn vì học sinh ở đây khác hẳn miền xuôi. Tôi đã từng ganh tỵ với các bạn học sinh miền núi khi thi vào đại học được cộng thêm rất nhiều điểm. Nhưng khi trải nghiệm cuộc sống ở đây rồi thì tôi đã hiểu vì sao. Tôi rơi vào khủng hoảng thời gian đầu vì sự khác biết khá lớn . Rồi tôi lấy chồng, có con, có gia đình nhỏ, tôi càng cảm thấy công việc mỗi ngày thật nhàm chán vì: Học sinh đi học vì bố mẹ em bắt em đi, học sinh lười học, không học, không có động lực, mục tiêu, ......Trong tư tưởng tôi lúc nào lên lớp cũng phải thật nghiêm khắc để học sinh sợ còn học, không được dễ dãi.... Giáo viên và học sinh phải có khoảng khách không là..... ''BÓNG TỐI BAO TRÙM'' ._- TÔI KHÔNG THẤY ÁNH SÁNG ĐÂU. Đến năm 2018, khi mà chương trình giáo dục phổ mới ban hành phải làm như này như kia mà không hiểu vì sao??? Tôi bối rối và bối rối. WHY?????? Khao khát thay đổi trong tôi nó trỗi dậy, tôi không thể kìm được nữa và người thầy xuất hiện. Vũ trụ đã gieo duyên cho tối biết đến cô Trần Khánh Ngọc. TÔI ĐÃ THẤY CÔNG TẮC ĐÈN. ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN, Tôi chưa có điều kiện học trực tiếp. Tôi đã ngồi cày hết các video miễn phí trên Youtube của cô. Chưa thỏa cơn khát, chưa đã những gì mình muốn biết, tôi về Hà Nội học trực tiếp. TÔI NHỚ NHƯ IN KHI ĐỨNG LÊN CHECK IN CẢM XÚC TÔI ĐÃ KHÓC TRƯỚC HỘI TRƯỜNG BAO NHIÊU THẦY CÔ. Tôi nhận ra mình là một vị tướng không biết điều quân đến khi thất bại đổ hết lỗi cho quân. Tôi thấy thương các em học sinh vì hiểu những gì các em đã trải qua trong tiết học đầy stress....Những giọt nước mắt đã rơi vì cô Khánh Ngọc giúp tôi tỉnh ngộ vì hạnh phúc. Tôi đã hiểu được giá trị của WHY, hiểu được giá trị của vun trồng từ gốc rễ. Về trường, tôi áp dụng và bắt đầu cởi bỏ dần những lớp ÁO GIÁP SẮT mà bấy lâu nay tôi lầm tưởng. Tôi cũng bắt đầu thấy sự thay đổi, tôi yêu nghề hơn bước đầu có những thành công: Đạt chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp tỉnh, ôn hsg toán có giải, khoa học kỹ thuật nhì cấp tỉnh....... Đặc biệt mối quan hệ với học sinh khác hẳn với trước đây, học sinh hỏi sao lúc nào cô cũng cười vui vẻ, mỗi ngày đến trường là một ngày vui,... NHƯNG KHÔNG DỪNG LẠI Ở ĐÓ, TRONG TÔI VẪN THẤY THIẾU THIẾU GÌ ĐÓ? Tôi đã đi tìm. Khi học trò sẵn sàng thì người thầy xuất hiện và tôi gặp người truyền lửa k3 tháng 3/2023. Tôi nhận ra được những gì mình đang thiếu Ánh sáng trong tôi được bật lên nhiều hơn. Góc nhìn, niềm tin và Giới hạn được mở rộng ra rất nhiều Giờ thì sao, Tôi đã Yêu lại , Tôi đã yêu từng nét khác biệt của học sinh, của mọi người xung quanh, yêu từng giây phút đến trường. Tôi thấy được giá trị của từ nghề gieo những ước mơ, hoài bão, niềm tin cho những thế hệ trẻ. Không những thế tôi được các em dạy cho rất nhiều điều. Tôi ĐƯỢC CÁC EM ĐƯA VÀO THẾ GIỚI CỦA CÁC EM .TÔI THẬT HẠNH PHÚC, THÍCH THÚ, TRẢI NGHIỆM NHỮNG ĐIỀU VƯỢT QUA NHỮNG GIỚI HẠN TRƯỚC ĐÂY MÌNH TỰ ĐẶT RA. Hạnh phúc hơn nữa giờ đây tôi đã có thêm một gia đình – Người Truyền lửa – Gia đình đó đã cho tôi được sống chính là mình, được cho, được nhận, được yêu thương, được làm việc với những đồng đội dễ thương, tài giỏi. Yêu thật nhiều ngôi nhà Người Truyền Lửa! CON CẢM ƠN BỐ MẸ ĐÃ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON ĐẾN VỚI NGHỀ GIÁO . CON RẤT HẠNH PHÚC VÌ MÌNH LÀ MỘT CÔ GIÁO. Tác giả: Cô Trần Nhung.

  • Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào tiết dạy Địa lí 5: Một số nước ở Châu Âu

    Từ FB của cô: Nguyễn Minh Hiền BÀI TẬP CUỐI KHOÁ THỰC HÀNH KĨ THUẬT MẢNH GHÉP Học trực tiếp cô Khánh Ngọc, cô Song An về kĩ thuật dạy học thấy mê ơi là mê tài điều binh khiển tướng của các cô. Lớp học vận hành cứ trơn tru, đầy hào hứng cô lại nhàn tênh! Thứ 2 vừa được học cặn kẽ lắm về kĩ thuật mảnh ghép, hôm qua có tiết địa lý phù hợp để áp dụng kĩ thuật MẢNH GHÉP tớ quyết thực hành ngay cho nóng hổi! Bài địa lí 5: Một số nước ở Châu Âu. Yêu cầu cần đạt: - HS nắm được vị trí, đặc điểm tự nhiên, diện tích, dân số, các hoạt động kinh tế chủ yếu của Liên Bang Nga và Pháp. - Điều chỉnh theo CTGDPT 2018: giới thiệu về Hi Lạp. - Thông qua các hoạt động HS được hình thành năng lực tự chủ, hợp tác, sự tự tin thuyết trình trong nhóm, trước lớp. Bước 1: Chuẩn bị: Giao cho HS về đọc sách, tra cứu thông tin trên mạng, sưu tầm tranh ảnh để có hiểu biết về từng nước theo phân công. Bước 2: Hoạt động chính trên lớp: *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoàn thành phiếu bài tập ( HS sử dụng thông tin mình đã tra cứu để hoàn thành phiếu trong 5-7 phút) *Hoạt động 2: chia sẻ thống nhất trong nhóm chuyên gia:( 10phút) - HS làm việc theo nhóm chuyên gia Chia 39 HS (vắng 1 còn 38) thành 2 cụm: mỗi cụm 3 nhóm 6 ( lẻ 2 hs cho vào 2 nhóm cuối 2 cụm) + Nhóm 1,4 chia sẻ thống nhất thông tin đã tìm hiểu về Liên bang Nga + Nhóm 2,5 chia sẻ thống nhất thông tin đã tìm hiểu về Pháp + Nhóm 3,6 chia sẻ thống nhất thông tin đã tìm hiểu về Hy Lạp - HS làm việc nhóm thống nhất các hiểu biết về mỗi nước nhóm mình được phân công tìm hiểu bằng sơ đồ tư duy, bằng hình thức khăn trải bàn hoặc tóm tắt bằng kênh hình, kênh chữ tuỳ chọn - HS trong nhóm nói cho nhau nghe trước khi hết giờ * Hoạt động 3: Về nhóm mảnh ghép chia sẻ theo kĩ thuật trạm kết hợp phòng tranh ( hàng ở lại - người đi cho thay đổi trạng thái) ( 12 -15 phút) - HS điểm số từ 1-6 và về 6 nhóm theo số thứ tự; 2 HS lẻ ra đếm 1,2 và về nhóm 1,2 - HS đến trạm nào xem tranh ( sản phẩm) thì chủ nhà là người chia sẻ; lần lượt 6 nhóm mảnh ghép đi 6 trạm xem tranh và nghe các bạn thuyết trình trong thời gian (mỗi trạm 1 - 2 phút) * Hoạt động 4: GV rút thăm theo thẻ gọi tên gọi HS lên chia sẻ trước lớp nội dung mà nhóm mình vừa nghe trước khi hết giờ điểm tính cho cả nhóm ( 3 nhóm : 6 phút) * Hoạt động 5: GV chốt lại kiến thức trên Màn hình; HS đọc ghi nhớ ( 3 phút) * Hoạt động 6: Củng cố: ( 2 phút) - Chơi rung chuông vàng chọn đáp án đúng bằng hình thể. Đấy, học sinh hoạt động cong cả mông lên, cô chỉ hô hết giờ, chuyển mà cứ đến "nhà ai" chủ nhà phải tiếp khách, nhút nhát ít phát biểu cũng phải nói tất bởi điểm tính cho cả nhóm mà! Thế mà nhóm nào nhóm đấy cứ vỗ tay rào rào, cười vui như te te, về còn dặn cô, mai cô học kĩ thuật mới lại cho chúng em thực hành nhé! Vui thế chứ!

  • Áp dụng ẩn dụ để dạy thứ tự tính giá trị biểu thức

    GIA ĐÌNH BIỂU THỨC Ngày xưa, gia đình BIỂU THỨC sống với nhau rất thuận hòa. Ông NGOẶC sinh được hai người con là cô NHÂN và cô CHIA, hai cô NHÂN, CHIA lập gia đình và sinh ra hai người con của là anh CỘNG VÀ anh TRỪ. Vì sống rất tình cảm nên cả gia đình được mọi người quý. Vào mùa hè, họ hàng thường xuyên đến thăm gia đình BIỂU THỨC. # Hình thành kiến thức mới/ 3 mức độ ưu tiên: Khi khách đầu tiên đến thăm mà chỉ có hai anh CỘNG, TRỪ ở nhà. Theo truyền thống của gia đình thì khi khách đến nhà cần chào từng người, chứ k chào “ con chào cả nhà ạ”. Vậy theo em nên chào ai trước? - Chào người lớn tuổi hơn trước. - Vậy như thế nào là lớn tuổi hơn? - Sinh ra trước, viết tên trước trong giấy khai sinh. - Vậy khi chỉ có CỘNG, TRỪ ta cần xem ai sinh ra trước, viết tên trước thì chào. Vị khác thứ hai đến nếu gặp cả cô NHÂN và cô CHIA và anh CỘNG anh TRỪ thì nên chào ai trước? - Chào NHÂN hoặc CHIA trước vì lớn tuổi, sau đó chào đến CỘNG hoặc anh TRỪ (ai sinh ra trước thì chào trước). Vị khách thứ ba đến gặp cả ông NGOẶC, cô NHÂN và cô CHIA và anh CỘNG anh TRỪ thì chào ai trước cho lễ phép? - Chào ông NGOẶC, sau đó mới đến NHÂN hoặc CHIA trước vì lớn tuổi, cuối cùng chào đến CỘNG hoặc anh TRỪ (ai sinh ra trước thì chào trước). # Phát hiện/ Đúc rút kiến thức: ông NGOẶC, cô NHÂN và cô CHIA và anh CỘNG anh TRỪ là NHỮNG PHÉP TÍNH sẽ xuất hiện trong các biểu thức có chứa nhiều phép tính. Vậy thế thì thứ tự tính như thế nào? MỨC ĐỘ ƯU TIÊN TÍNH chính là THỨ TỰ CHÀO. - GV YC HS nêu lại các mức độ ưu tiên trong 3 trường hợp điển hình trên theo kiến thức về biểu thức toán học. # Mở rộng tư duy/ kiến thức: Nếu em đến thăm nhà họ mà em gặp bất cứ ai đang ở trong nhà, liệu em có biết chào không? Lấy ví dụ? Hoặc chơi mini game: 1 bạn nói tên một số người trong gia đình biểu thức, 1 bạn chào” # Lồng tâm/ giá trị đạo đức: - Con học được bài học đạo đức gì từ câu chuyện trên? - Câu chuyện về gia đình nhà ông Ngoặc đã cho ta thấy bài học quý giá về lễ phép và lòng tôn trọng đối với người lớn tuổi. Xác định thứ tự chào hỏi hợp lý. Sử dụng ngôn ngữ lịch sự và cử chỉ tôn trọng khi gặp mọi người.

  • Dạy chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với mô hình lớp học lớn (cả khối)

    1.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Lớp học đảo ngược; dạy học dự án 2. THỜI GIAN THỰC HIỆN : 9 tuần 3. ĐỐI TƯỢNG: Học sinh cả khối 5: 6 lớp : gần 300 hs trên sân học sinh 4. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Giai đoạn chuẩn bị: ( 2 tuần) GVCN đưa tình huống CVĐ Tình huống : Năm 2024, cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, các em sẽ làm gì để giới thiệu chiến thắng này đến với mọi người? Học sinh đề xuất các phương án. GVCN ghi nhận các ý tưởng sau đó khoanh vùng 5 ý tưởng được lựa chọn nhiều nhất, HS lựa chọn nhóm mình tham gia theo năng lực sở trường. Nhiệm vụ Giáo viên: chuyển các link tài liệu chính thống liên quan đến giai đoạn lịch sử tới PHHS để PHHS đồng hành cùng con và cùng vào cuộc. Học sinh: Đọc sgk; sưu tầm tài liệu; tranh ảnh về chiến thắng lịch sử ĐBP Tìm hiểu trình bày 4 vấn đề Nguyên nhân dẫn đến trận đánh Diễn biến trận đánh Kết quả và ý nghĩa lịch sử Những hình ảnh đẹp, ấn tượng trong trận đánh Sản phẩm cần đạt: Báo ảnh; PowerPoint; tranh vẽ; sân khấu hoá; sa bàn; BĐTD, …….có thuyết minh Tiêu chí đánh giá + Nội dung trình bày đúng đủ như đã yêu cầu, chính xác về thông tin lịch sử + Hình thức sản phẩm -Thể hiện đúng với sự kiện lịch sử - Đảm bảo tính thẩm mỹ: khoa học, đẹp -Mầu sắc phù hợp - Âm thanh phù hợp có ý nghĩa - Sáng tạo trình bày + Người thuyết trình: - Trang phục phù hợp - Giọng nói truyền cảm - Tự tin 5 đội được lựa chọn đặt tên theo các địa danh lịch sử của Điện Biên và mỗi đội có 2 giáo viên phụ trách hỗ trợ hoàn thành dự án Giai đoạn 2: ( 5 tuần) thực hiện dự án Các nhóm lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ và thực hiện dự án, báo cáo, bổ sung, điều chỉnh trong tuần. Giai đoạn 3: ( 2 tuần) Báo cáo dự án , đánh giá sản phẩm. HS báo cáo sp bạn và thầy cô đánh giá theo tiêu chí. Vì kết hợp chuyên đề Đội nên việc đánh giá được diễn ra tại các lớp sau đó sẽ lựa chọn mỗi đội 1 phần trình bày xuất sắc nhất để báo cáo trước toàn khối. Tiết học cũng diễn ra trong 35 phút như tiết học bình thường. Nguồn: Song An #Thtrungvuong #Dayhocbangyeuthuong #NTLk06

  • Sứ mệnh người thầy - Tài liệu học tập buổi 1

    Bạn thân mến, Buổi học đầu tiên của khóa học SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY & GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM đã diễn ra với thật nhiều cảm xúc "vỡ òa" phải không bạn? Đã có rất nhiều giọt nước mắt hạnh phúc, và cả những chia sẻ thật yêu thương từ các thầy cô trên toàn quốc khiến cho buổi chia sẻ kéo dài tới gần 23h đêm. Nhưng tất cả đều là những bài học thật thú vị về việc trở thành một người GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC, phải không bạn? Dưới đây là SLIDE bài giảng & 02 Video mà chúng mình đã xem trong buổi học này nhé. Bạn hãy nhấp chuột vào chữ TẠI ĐÂY bên cạnh mỗi tài liệu để lấy về nhé! 1. SLIDE BÀI GIẢNG - TẠI ĐÂY 2. VIDEO "DẤU CHẤM" - TẠI ĐÂY 3. VIDEO "BỮA CƠM MẸ NẤU" - TẠI ĐÂY ----------------- ❤❤❤ -----------------❤❤❤ -----------------❤❤❤ ----------------- Đây là chuỗi chương trình được tổ chức nhằm GÂY QUỸ BE FLOWERS để hỗ trợ các GV và HS có hoàn cảnh khó khăn. Mọi đóng góp TÙY TÂM cho chương trình, các bạn vui lòng chuyển khoản theo thông tin dưới đây! Trân trọng biết ơn sự ủng hộ của các bạn! BTC cũng xin gửi tới bạn thông tin về khóa học NGƯỜI TRUYỀN LỬA K07 với tổng số 7 + 1 khóa học qua Video và hơn 50 buổi học tập qua Zoom, chia sẻ trực tiếp qua Zoom. Bạn nên tham gia sớm để có thời gian học trước các khóa qua Video, sau đó đến 15/7/2024 bắt đầu học chuyên sâu qua Zoom thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nhé! Bạn tham khảo thêm thông tin chi tiết của khóa học NGƯỜI TRUYỀN LỬA K07 bằng cách nhấp chuột vào Ảnh trên hoặc Nút màu cam dưới đây nhé! Hẹn gặp bạn trong các khóa học thật thú vị này để chúng mình cùng bước những bước đi thật VỮNG VÀNG trên con đường trở thành những người CHA MẸ HẠNH PHÚC, những người GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC, bạn nhé!!! ------------------------------------------- Chương trình DẠY HỌC TÍCH CỰC và Dự án“Vì một triệu NGƯỜI THẦY hạnh phúc và truyền cảm hứng!"

  • Biến khó nhớ thành dễ nhớ

    Mình có lối nghĩ rất đơn giản nên dạy học cũng thế. Cứ khó mình làm cho dễ đi; phức tạp mình làm cho đơn giản hơn. Làm sao để học sinh thấy gần gũi dễ hiểu, dễ nhớ. Vì vậy, câu chuyện gia phả họ Từ ra đời nhằm giúp học sinh hệ thống hoá về từ chia theo cấu tạo. Mình cũng mạnh dạn chia sẻ trên trang fb cá nhân từ nhiều năm trước. Trong 2 khoá NTL vừa rồi mình cũng chia sẻ cách làm này và hiệu quả thật bất ngờ. Nhiều thầy cô vận dụng sáng tạo và sau đây là ví dụ có thể áp dụng ở Tiểu học khi ôn tập về cấu trúc câu, xác định các thành phần Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ cô và trò cùng xây dựng câu chuyện sau: - Các em có muốn nghe cô kể về gia đình nhà CÂU không? - Có ạ, có ạ! Gia đình nhà bác Câu sinh được 2 người con, cô đố các em biết 2 người con đó tên là gì nào? Tên là CHỦ NGỮ và VỊ NGỮ ạ! Các em giỏi lắm! Bác Câu có người con cả là CHỦ NGỮ, con thứ hai là VỊ NGỮ Anh em rất đoàn kết và sống có kỉ luật, anh đi trước, em đi sau. Thi thoảng người em cũng xin anh lên phía trước (đảo ngữ) Làm thế nào để nhận ra từng người nào? - Người anh CHỦ NGỮ có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi Ai, con gì, cái gì..... - Người em vị ngữ trả lời cho câu hỏi: làm gì, là gì, thế nào.. Các em có trí nhớ siêu tốt nhỉ? Các em có biết không, anh em nhà Câu sống đoàn kết, thuận hòa là vậy nhưng nếu cuộc sống luôn là một công thức không đổi thì thật tẻ nhạt, đơn điệu câu văn không hay, không phong phú. Vợ chồng bác Câu bàn bạc, tìm cách khắc phục. Cô đố các em, họ bàn ra kế sách gì? Lớp học đang trầm lắng, bỗng nhao nhao: - Bác Câu đẻ thêm con cô ơi! Cô bất ngờ, chau mày xuống đăm chiêu, lũ học trò khoái chí. Từ bục giảng cô bước xuống vội vàng: “ Gia đình bác thực hiện đúng kế hoạch hóa gia đình mới khó chứ!” - Vậy thì nhận con nuôi cũng được cô ạ! Phải nói là học trò khôn và không chịu thua cô điều gì cả. Lúc này cô mới phân bua: “ Theo pháp luật thì con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng tài sản thừa kế sau này, sẽ ảnh hưởng đến 2 anh em. Các em còn cách nào không? Gia đình nhiều việc mà không làm xuể thì sao?” Lúc này lớp hào hứng hẳn lên: - Thuê quản gia cô ơi Cô cười đắc thắng thưởng cho lớp một tràng pháo tay giòn tan - Vậy theo em, người quản gia này có tên là gì? - Tên là TRẠNG NGỮ ạ! Vậy TRẠNG NGỮ đảm nhiệm vai trò gì trong Câu? TRẠNG NGỮ quản lí về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện ạ! - Các em thật tuyệt vời. Các em ạ, từ ngày có quản gia TRẠNG NGỮ gia đình nhà Câu đi đâu cũng được khen, chủ nhà ưu ái đưa hẳn TRẠNG NGỮ lên đầu, thỉnh thoảng mới đứng giữa hoặc sau hai anh em CN, VN. Các em đến thăm gia đình nhà CÂU cần thận trọng kẻo nhầm quản gia TRẠNG NGỮ với anh CN hoặc VN nhé ! Nguồn câu chuyện về gia đình nhà CÂU - cô Nga Trịnh - thành viên NTL Nguồn hình ảnh video: cô Bích Thuỷ - thành viên NTL học viên K05 khoá học thiết kế tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả theo CTGDPT 2018” online. BTC cũng xin gửi tới bạn thông tin về khóa học NGƯỜI TRUYỀN LỬA K07 với tổng số 7 + 1 khóa học qua Video và hơn 50 buổi học tập qua Zoom, chia sẻ trực tiếp qua Zoom. Bạn nên tham gia sớm để có thời gian học trước các khóa qua Video, sau đó đến 15/7/2024 bắt đầu học chuyên sâu qua Zoom thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nhé! Khóa học NGƯỜI TRUYỀN LỬA K07: https://forms.gle/1AgCgYr6kNFJewSn6 CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA TIẾN SĨ TRẦN KHÁNH NGỌC THÁNG 5-6-7-8/2024 👉 TẠI TPHCM 30/4 &01/5/2024 https://forms.gle/KYcAKRkPc2pLxc7KA 👉 Tại HƯNG YÊN NGÀY 7&8/6/2024 https://forms.gle/L7W7sjh7VnFHKksG9 👉 Tại BÀ RỊA VŨNG TÀU 15&16/6/2024 https://forms.gle/MxNcQrx1Q1eFxsiLA 👉 Tại HÀ NỘI ngày 30/6& 01/7/2024 https://forms.gle/5G5J7qUgGTrBpPqq9 👉 Tại LÂM ĐỒNG ngày 13&14/7/2024 https://forms.gle/i6TsM4XKBseDqDEy6 👉 Tại HẢI PHÒNG ngày 20&21/7/2024 https://forms.gle/Ez8Xob8QC2WJftiB9 👉 Tại NGHỆ AN ngày 27&28/7/2024 https://forms.gle/1JFvNbKuTvdZRkk69 👉 Tại HÀ NỘI ngày 3&4/8/2024 https://forms.gle/Nzrx7qStZXWXjq3bA 👉 Tại ĐÀ NẴNG ngày 10&11/8/2024 https://forms.gle/J1QVZ9UVKzHjUgsFA 👉 Tại ĐẮK LẮK ngày 24&25/8/2024 https://forms.gle/uDTvfHyzw7rUTc4p7

  • HỌC SINH CÁ BIỆT – VIÊN KIM CƯƠNG TRONG BÓNG TỐI

    Kim cương là một loại khoáng vật quý hiếm có cấu trúc tinh thể của carbon. Nó được tạo thành dưới áp suất và nhiệt độ cực cao, thường chỉ tìm thấy sâu dưới lòng đất. Kim cương có độ cứng rất cao và là vật liệu quý giá. Nó được coi là biểu tượng của sự sang trọng, đẳng cấp và sự bền vững. Tuy nhiên, kim cương chỉ toả sáng rực rỡ khi được tiếp xúc với ánh sáng. Nhưng trong bóng tối hoàn toàn, nó không tỏa sáng một cách tự phát. Học sinh cá biệt cũng như một viên kim cương trong bóng tối. Chẳng ai phát hiện ra giá trị của nó cho đến khi nó được đưa ra ánh sáng. Đây là điều tôi học được khi tiếp xúc với rất nhiều học sinh cá biệt. Giá trị của mỗi con người sẽ bộc lộc khi chúng ta đem ánh sáng trái tim vào soi rọi. Một học sinh cá biệt luôn để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi. Em ấy là T.V.H.Long - 1 học sinh lớp 9 lưu ban và em ấy rất mong muốn được đi học lại tại ngôi trường cũ. Và điều hiển nhiên là cô Hiệu trưởng sẽ phải tiếp nhận hồ sơ của em. Một vấn đề đã xảy ra khi giáo viên chủ nhiệm được phân công vào lớp có Long đã vào phòng Hiệu trưởng phản ánh: “Tại sao chị lại đưa nó vào lớp em? Em không dạy được nó. Nó rất vô lễ, hỗn xượt…Nếu có nó trong lớp thì không có em...” Ngay lập tức, 1 cuộc họp cho các giáo viên chủ nhiệm lớp 9 đã diễn ra chỉ với nội dung ai là người sẽ nhận bạn Long vào lớp. Nghe có vẻ nực cười nhưng điều này chứng tỏ sự bất lực của giáo viên chúng ta trong việc giáo dục học sinh cá biệt. Mọi người đều khuyên cô Hiệu trưởng đừng nhận bạn ấy. Cô đã trả lời: “Chúng ta không có quyền từ chối mong muốn được học tập của học sinh, kể cả đó là học sinh lưu ban, cá biệt.” Bạn ấy bị đẩy từ lớp này qua lớp khác trong sự lắc đầu ngao ngán của các thầy cô và sự bất lực của cô Hiệu trưởng. Mọi ánh mắt đổ dồn vào tôi vì không nói gì từ đầu đến giờ. Hiệu trưởng hỏi: “Thanh đồng ý nhận bạn ấy chứ?” với ánh mắt thể hiện tia hy vọng cuối cùng. Tôi đã trả lời: “Em đồng ý nhưng cho phép em hỏi lý do vì sao các thầy cô lại từ chối bạn một cách quyết liệt như vậy?”. Những lí do nghe rất khủng khiếp được nói ra. Cao trào là có một giáo viên vì không chịu nổi những hành động hỗn xượt của Long đã ném toàn bộ cặp sách của bạn ấy từ lầu 2 xuống đất và đuổi ra khỏi lớp. Mọi người bắt đầu cảnh báo tôi: “Em sẽ không chịu nổi nó quá 1 tuần.”, “Tại sao em gan vậy? Dám nhận nó, chị báo trước nếu chị dạy lớp em thì nó sẽ không yên với chị đâu.”… Nghe cay đắng quá phải không ạ? Nếu đặt mình trong hoàn cánh của bạn Long mọi người còn dám đi học nữa không? Tôi không phải là can đảm hay giỏi giang gì. Nhưng tôi dám nhận bạn ấy vì tôi cũng từng là một người cá biệt khi vào độ tuổi của bạn ấy. Ba mẹ li hôn khi tôi học lớp 6. Đến năm lớp 9, mẹ quay về nhà tưởng rằng gia đình đã được hàn gắn, mình sẽ được hạnh phúc. Nhưng không, chỉ 3 ngày sau, mẹ tôi bỏ đi và đem hết toàn bộ những gì có trong nhà kể cả gạo và đứa em trai học lớp 7. Khi nhìn ngôi nhà “vườn không nhà trống”, lòng tôi đầy căm phẫn và tôi cũng biết sự căm hận đó ở ba tôi lớn đến mức nào. Ông cạo trọc đầu và cầm dao đòi đi giết mẹ. Lúc đó với suy nghĩ của một đứa trẻ 15 tuổi, tôi không sợ mẹ chết nhưng tôi sợ ba phải vào tù và tôi sẽ mất đi chỗ dựa cuối cùng trong cuộc đời. Tôi đã đưa ra một quyết định hết sức liều lĩnh là bỏ nhà đi bụi cho đến khi ông thay đổi suy nghĩ. Và tôi đi thật, tôi lang thang khắp nơi không một xu dính túi với cái bụng đói cồn cào. Bước chân lên cầu Chà Và và nhìn xuống dòng nước đen ngòm của kênh Tàu Hủ. Tôi chợt có một suy nghĩ dại dột là “Có nên kết thúc cuộc đời mình ở đây không?”. Thật may mắn là tôi đã không làm điều đó, Vì tôi nghĩ, cũng như tôi, ba sẽ coi tôi là chỗ dựa cuối cùng trên cuộc đời này. Nên tôi phải tiếp tục sống bằng bất kì lý do gì. Tôi lê bước đến nhà 1 người bạn thân có cái tên rất đẹp - Thạch Thảo – vào lúc hơn 1h sáng. Cả gia đình bạn đã chào đón và cưu mang tôi trong suốt giai đoạn khó khăn. Và đây cũng là lý do tôi yêu loài hoa mang tên Thạch Thảo. Tôi không về nhà bao nhiêu ngày thì cũng bấy nhiêu đó thời gian tôi nhìn thấy bóng dáng ba tôi sáng chiều đứng trước cổng trường đợi tôi đi học và tan học. Tôi đã khóc khi thấy ông già đi rất nhiều. Nhưng vì mong muốn sự thay đổi ở ba và bảo vệ chỗ dựa cuối cùng của mình, tôi đã lẫn tránh ông suốt hơn 1 tháng. Mỗi ngày, mẹ Thạch Thảo và bạn ấy đều khuyên tôi quay về và không được bỏ nhà đi bụi nữa. Cô ấy cũng đã tìm gặp ba tôi và nói nguyên nhân vì sao tôi bỏ nhà đi. Sau lời hứa của ba sẽ không làm gì dại dột và từ giờ 2 cha con mình sẽ dựa dẫm vào nhau để sống. Tôi đã oà khóc và hạnh phúc vì như được sống lại lần thứ 2. Tôi không ngại kể về câu chuyện của mình và cũng biết ơn tất cả những người đã giúp tôi trở thành người như hôm nay. Câu chuyện của tôi chính là động lực cho các bạn học sinh cá biệt trong lớp tôi giảng dạy. Khi tôi tiếp nhận bạn Long vào lớp, tôi đã có 1 buổi nói chuyện riêng với bạn. Tôi hỏi: “Bạn có biết tại sao bạn có mặt trong lớp của cô chứ không phải lớp theo danh sách ban đầu không?”. Bạn ấy cũng ngạc nhiên và muốn biết lý do. Tôi cũng đã hỏi bạn sẵn sàng tiếp nhận sự thật cho dù nó có phũ phàng đến đâu hay không. Trước sự quyết tâm của bạn ấy, tôi đã nói toàn bộ lý do vì sao bạn ấy không được thầy cô đón nhận. Bạn ấy cúi mặt im lặng, không nói gì. Tôi nói tiếp: “Cô cũng không phải là người giỏi giang gì, cô cũng từng rất cá biệt, cô cũng rất nóng tính. Cô sẵn sàng phản ứng lại những điều mình cho là không đúng, những điều oan ức xảy ra với mình. Cô biết bạn cũng vậy. Nhưng vì sự thay đổi của bạn cô cũng sẽ sẵn sàng thay đổi. Chúng ta cùng lập một cam kết được không? Nếu bạn hứa quyết tâm thực hiện nó, cô sẽ nói và chúng ta cùng làm. Còn nếu bây giờ bạn từ chối, không có bản lĩnh để thực hiện thì câu chuyện sẽ kết thúc tại đây và bạn sẽ phải sống cuộc đời mà do bạn quyết định từ thời điểm này”. Bạn ấy suy nghĩ, đắn đo rồi quyết định chấp nhận cam kết với tôi mà không cần biết tôi sắp nói gì. “Cô không cần bạn làm bất kì điều gì khó khăn nhưng lời cô sắp nói ra đây cô biết để thực hiện nó không phải điều dễ dàng với bạn nhưng cô sẽ có giải pháp để hỗ trợ bạn. Bạn chỉ cần làm một việc là khi nghe bất kì lời chỉ trích, phê phán, thậm chí mắng chửi xúc phạm đến danh dự của bạn thì bạn chỉ cần im lặng có thể cắn chặt môi, nắm chặt tay vào bàn nhưng không được nói lại bất kì lời nào. Bạn làm được không?”. “Em sợ không chịu đựng được”. “Bạn sẽ làm được vì cô sẽ là người lắng nghe tất cả những uất ức của bạn. Sau khi phải chịu những lời chỉ trích đó hãy đến tìm cô, nói ra hết những gì bạn muốn nói, thậm chí có thể dùng từ ngữ nặng nề miễn sao nó giúp bạn giải toả. Cô sẽ lắng nghe tất cả vì bản thân cô cũng muốn thay đổi. Cô muốn trở thành người lắng nghe chứ không phải là người chỉ biết phản ứng. Và cô cũng nhắc nhở bạn, đây là cơ hội cuối cùng cho bạn vì nếu bất kì hành động hay lời nói nào của bạn bộc phát trong lúc tức giận sẽ gây ra hậu quả mà chính bạn là người phải gánh chịu”. Thế là sau khi suy nghĩ, lời cam kết của 2 cô trò được thiết lập. Nhìn bạn ấy ngày ngày chịu đựng những lời nói cay nghiệt trong suốt các tiết học, bản thân tôi cũng không thể chịu nổi. Tôi đã đến tìm từng giáo viên bộ môn nhờ họ hỗ trợ: “Nếu bạn ấy không làm gì ảnh hưởng đến lớp học hay thầy cô thì nhờ thầy cô bao dung quên đi những gì bạn ấy đã làm đừng nhắc trước lớp những điều đó nữa. Em cũng như bạn Long sẽ rất biết ơn tấm lòng bao dung này của các thầy cô”. Thật may mắn, những lời nói cay nghiệt giảm dần từng ngày vì chẳng ai có thể cay nghiệt với một người chỉ biết im lặng chịu đựng như vậy. Khi thoát ra được, bạn ấy như con rồng thoải mái bay lượn đúng cái tên của mình. “Đại ca” Long của toàn trường trở thành lớp trưởng ngầm của cô Thanh, bạn ấy thông báo khắp trường là không ai được đụng đến cô Thanh của bạn. Nếu làm cô buồn bạn ấy sẽ xử đẹp. Cô nghe mà hết hồn, nhắc bạn “Hãy cá biệt một cách đặc biệt, đừng cá biệt để thành riêng biệt. Các em ấy nể bạn vì bạn lớn tuổi hơn và có thể bạn mạnh hơn khi các em ấy đứng một mình. Nhưng một mình bạn sẽ không thể chống lại khi các em ấy đoàn kết. Vì không ai trên đời này dám khẳng định mình là người mạnh nhất”. Từ đó, bạn ấy đã tham gia tất cả những hoạt động mà tôi tổ chức cho lớp cũng như cho trường. Là đầu tàu chỉ huy các hoạt động ấy, dưới sự chỉ đạo của bạn ấy mọi việc được diễn ra nhanh chóng trong sự vừa nể, vừa sợ của các bạn khác. Long như trở thành một con người khác đến mức mà các thầy cô toàn trường đều kinh ngạc trước sự nổ lực của bạn. Quả ngọt đã đến với bạn ấy khi cuối năm bạn đạt danh hiệu Học sinh tiên tiến sau bao nhiêu năm chỉ biết đến Trung bình hoặc Yếu. Sau khi ra trường, bạn ấy vẫn thường xuyên thông báo cho tôi về những nổ lực và thành công của bạn ấy. Biết ơn Long vì có những học sinh như bạn, tôi mới phát hiện ra rằng các bạn chính là những “Viên kim cương trong bóng tối”. Tôi sẽ luôn nhắc nhở bản thân mình phải hỗ trợ tất cả các học sinh - đặc biệt là học sinh cá biệt – đem ánh sáng tràn ngập khắp nơi để cho các bạn được toả sáng. Bài viết này như một thông điệp muốn gửi đến tất cả quý thầy cô “Hãy xem học sinh cá biệt như một viên kim cương trong bóng tối, nó rất cần ánh sáng soi đường của tất cả chúng ta để được toả sáng một ngày không xa”. Những gì tôi làm trước giờ chỉ là những bộc phát cá nhân. Nhưng sau khi đến với Người truyền lửa, tôi biết được tôi đang hành động theo nguyên lí nào và con đường đi như thế cho đúng. Biết ơn cô Trần Khánh Ngọc, cô Nguyễn Huế và tất cả thầy cô trong người truyền lửa đã truyền cảm hứng để tôi dám nói lên câu chuyện đời, câu chuyện nghề của chính tôi. “BIẾT ƠN ĐỜI MỖI SỚM MAI THỨC DẬY TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG”. Phạm Thiên Thanh HASTAG T4 #Người_truyền_lửa_K06 #NhómN38 # Kính mời quý thầy cô tham gia group Facebook cộng đồng DHTC có nhiều bài giảng hay https://www.facebook.com/groups/dayhoctichcuc

  • LINK XEM LẠI VIDEO-BÍ KÍP VIẾT BIỆN PHÁP, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG

    TIẾNG NÓI NGƯỜI TRUYỀN LỬA! CHIA SẺ BÍ KÍP VIẾT BIỆN PHÁP, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG! Bạn thân mến, BTC xin gửi tới bạn LINK XEM LẠI VIDEO của buổi chia sẻ BÍ KÍP VIẾT BIỆN PHÁP, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG! do đội ngũ chuyên gia của NGƯỜI TRUYỀN LỬA thực hiện - ngày 4/4/2024. Trong buổi chia sẻ, cô Hồng Gẫm và cô Thảo Duyên đã chỉ ra rất nhiều các Bí kíp để các thầy cô: 1️⃣ Biết cách lựa chọn đề tài, thu thập thông tin, biến ý tưởng, kinh nghiệm thành sáng kiến. 2️⃣ Trang bị kiến thức về các tiêu chí đánh giá và những sai lầm thường gặp khi viết sáng kiến. 3️⃣ Nắm vững cấu trúc và các bước viết sáng kiến kinh nghiệm theo quy định. Ngoài ra, chúng ta còn được gặp gỡ và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và học hỏi bí quyết viết sáng kiến chất lượng từ đội ngũ Giảng viên cốt cán của Người truyền lửa nữa, bạn nhỉ? 👉👉 Bạn xem lại Video của buổi chia sẻ này TẠI ĐÂY nhé! 👉👉 Các TÀI LIỆU mà các cô chia sẻ trong buổi học, bạn có thể download TẠI ĐÂY! Chúc bạn ứng dụng được thật nhiều bài học trong buổi chia sẻ để có thể viết được các SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM thật hay, thật hiệu quả nhé! ----------------- ❤❤❤ -----------------❤❤❤ -----------------❤❤❤ ----------------- Đây là chuỗi chương trình được tổ chức nhằm GÂY QUỸ BE FLOWERS để hỗ trợ các GV và HS có hoàn cảnh khó khăn. Mọi đóng góp TÙY TÂM cho chương trình, các bạn vui lòng chuyển khoản theo thông tin dưới đây! Trân trọng biết ơn sự ủng hộ của các bạn! BTC cũng xin gửi tới bạn thông tin về khóa học NGƯỜI TRUYỀN LỬA K07  với tổng số 7 + 1 khóa học qua Video và hơn 50 buổi học tập qua Zoom, chia sẻ trực tiếp qua Zoom. Bạn nên tham gia sớm để có thời gian học trước các khóa qua Video, sau đó đến 15/7/2024 bắt đầu học chuyên sâu qua Zoom thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nhé! Bạn tham khảo thêm thông tin chi tiết của khóa học NGƯỜI TRUYỀN LỬA K07 bằng cách nhấp chuột vào Ảnh trên hoặc Nút màu cam dưới đây nhé! Hẹn gặp bạn trong các khóa học thật thú vị này để chúng mình cùng bước những bước đi thật VỮNG VÀNG trên con đường trở thành những người CHA MẸ HẠNH PHÚC, những người GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC, bạn nhé!!! ------------------------------------------- Chương trình DẠY HỌC TÍCH CỰC và Dự án “Vì một triệu NGƯỜI THẦY hạnh phúc và truyền cảm hứng!" Website: http://dayhoctichcuc.com/

  • Giáo viên trong thời đại số

    Bạn thân mến, BTC xin gửi tới bạn Link xem lại Video buổi chia sẻ về DẠY HỌC HIỆU QUẢ PHẦN TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG! Bạn xem Video TẠI ĐÂY nhé! Ngoài ra, đừng quên vào lúc 20h - Thứ Năm, ngày 21/3/2024, chúng ta sẽ lại gặp nhau trong chuỗi chương trình TIẾNG NÓI NGƯỜI TRUYỀN LỬA! Chủ đề: GIÁO VIÊN TRONG THỜI ĐẠI SỐ! - BUỔI CHIA SẺ SỐ 3 về ỨNG DỤNG AI & PADLET để phục vụ cho việc dạy học và công tác Giáo viên chủ nhiệm thật hiệu quả nhé! Bạn sẽ được gặp một "siêu cao thủ" về công nghệ và một Giáo viên chủ nhiệm rất giàu kinh nghiệm trong buổi chia sẻ đấy, nên tuyệt đối đừng bỏ lỡ giây phút nào nha. Hẹn gặp bạn lúc 20h00 – Thứ Năm, ngày 21/3/2024 với đội ngũ CHUYÊN GIA CÔNG NGHÊ của NGƯỜI TRUYỀN LỬA nhé. Và bạn sẽ được CẦM TAY CHỈ VIỆC để LÀM ĐƯỢC NGAY, LÀM ĐƯỢC LUÔN nữa cơ! ID: 666 999 6879 – Pass: 12345 Hẹn gặp bạn trong buổi chia sẻ cực kì thú vị và HOT TREND này nhé!

  • ZOOM CHIA SẺ - HƯỚNG DẪN TẠO ẢNH/VIDEO PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

    Chào bạn, Tiếp theo sự THÀNH CÔNG của buổi chia sẻ về ỨNG DỤNG CHAT GPT TRONG DẠY HỌC, chương trình TIẾNG NÓI NGƯỜI TRUYỀN LỬA lại tiếp tục phát sóng với chủ đề HƯỚNG DẪN TẠO ẢNH, VIDEO DÙNG TRONG DẠY HỌC ĐƠN GIẢN & HIỆU QUẢ để các bạn GV có thể "tự mình" tao ra một "tấm ảnh" theo đúng những gì mình mô tả, đúng Ý ĐỒ của mình để DÙNG NGAY trong bài giảng được mà không mất công đi tìm kiếm trên Googe. Và đặc biệt, buổi chia sẻ lần này sẽ được DẪN DẮT bởi 1 "em bé U60" - Dù "bé tuổi" những KHÔNG THÈM SỢ CÔNG NGHỆ! Thông tin buổi chia sẻ có trong banner, bạn hãy đọc kĩ để tham gia đầy đủ nhé. Và để CHUẨN BỊ THẬT TỐT cho phần THỰC HÀNH trong buổi chia sẻ, bạn hãy làm quen và Cài Canva theo hướng dẫn trong nút Màu xanh dưới đây nhé! HƯỚNG DẪN CÀI VÀ LÀM QUEN VỚI CANVA Nếu bạn chưa tham gia nhóm Zalo nào của DHTC thì có thể tham gia nhóm ZALO dưới đây để NHẬN TÀI LIỆU & HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN về các PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC và CÁCH XÂY DỰNG NHỮNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC nhé! BTC cũng xin gửi tới bạn thông tin về khóa học NGƯỜI TRUYỀN LỬA K04 với tổng số 18 + 1 khóa học qua Video và hơn 50 buổi học tập, chia sẻ trực tiếp qua Zoom. Bạn nên tham gia sớm để có thời gian học trước các khóa qua Video, sau đó đến 19/6/2023 bắt đầu học chuyên sâu qua Zoom thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nhé! Bạn nhấp chuột vào Nút màu cam, hoặc bạn nhấp chuột vào Ảnh dưới đây để tìm hiểu sâu thông tin về khóa học này nhé! THÔNG TIN VỀ KHÓA NGƯỜI TRUYỀN LỬA K04 Chúc bạn sớm nắm bắt các cơ hội học tập để cùng đội ngũ NGƯỜI TRUYỀN LỬA trở thành những người GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC và TRUYỀN CẢM HỨNG, bạn nhé! ------------------------------------------- Chương trình DẠY HỌC TÍCH CỰC và Dự án “Vì một triệu NGƯỜI THẦY hạnh phúc và truyền cảm hứng!" Website: http://dayhoctichcuc.com/

  • HƯỚNG NGHIỆP: HOẠ ĐỒ NGHỀ - MÔ TẢ NGHỀ - PHẦN 1

    HỌA ĐỒ NGHỀ - MÔ TẢ NGHỀ! (Phần 1) Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người chọn nhầm nghề là do chưa từng biết đến HỌA ĐỒ NGHỀ! Chúng ta giờ đây khá quen với khái niệm “bản mô tả công việc” do các các nhà tuyển dụng đưa ra khi tìm người cho vị trí mình cần tuyển dụng, hoặc do các tổ chức doanh nghiệp xây dựng để người lao động biết rõ nhiệm vụ của mình cần xử lý và được đánh giá khi đảm nhận một chức danh cụ thể trong một tổ chức hoặc một doanh nghiệp. Tuy nhiên rất ít người quen với HỌA ĐỒ NGHỀ, vì vậy không trách được tại sao con em chúng ta thường ngộ nhận về nghề. Hoạ đồ nghề là bản mô tả nghề nghiệp, giúp chúng ta hiểu rõ các yếu tố cần và đủ để có thể hoàn thành sứ mệnh của nghề. Yếu tố “Cần” là đặc điểm tính chất của ngành nghề. Đây là những dấu hiệu nổi, dễ nhìn nhận nên phần lớn mọi người đều có thể biết. Nó bao gồm: - ĐỐI TƯỢNG: ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHỀ LÀ NGƯỜI, VẬT, HIỆN TƯỢNG MÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TÁC ĐỘNG TỚI TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỐNG HIẾN XÃ HỘI. - MỤC ĐÍCH: MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA NGHỀ LÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC MÀ XÃ HỘI ĐÒI HỎI, TRÔNG ĐỢI Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGHỀ. - CÔNG VIỆC CHÍNH: CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA NGHỀ LÀ TẬP HỢP CÁC THAO TÁC CỤ THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG PHẢI LÀM THƯỜNG NGÀY ĐỂ TẠO RA SẢN PHẨM CHO XÃ HỘI. CÔNG CỤ LAO ĐỘNG GỒM THIẾT BỊ KĨ THUẬT, DỤNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN,… LÀM TĂNG NĂNG LỰC NHẬN THỨC, TĂNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG. - MÔI TRƯỜNG: MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC LÀ HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN, XÃ HỘI MÀ TẠI ĐÓ, NGƯỜI LAO ĐỘNG TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP. - XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ LÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ TRONG TƯƠNG LAI. - CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP: LÀ NHỮNG NƠI NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THỂ TÌM ĐƯỢC VIỆC LÀM PHÙ HỢP VỚI NGHỀ ĐÃ HỌC. - CÔNG VIỆC THAM KHẢO LÀ NHỮNG CHUYÊN MÔN MÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THỂ LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO VÀ TỰ HỌC THÊM. - TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÀ NHỮNG NƠI CÁC BẠN TRẺ CÓ THỂ ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ. TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG YẾU TỐ CẦN, NHỮNG TIÊU CHÍ BỀ NỔI, DỄ NHẬN BIẾT, LÀ MỘT TRONG NHỮNG CƠ SỞ LỰA CHỌN NGHỀ. NẾU CHỈ DỰA VÀO NHỮNG YẾU TỐ CẦN MÀ QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGHỀ THÌ QUẢ LÀ NÔNG NỔI, LÀ CHỦ QUAN. CHA MẸ CẦN CHO CON TIẾP TỤC TÌM HIỂU VỀ NHỮNG YẾU TỐ ĐỦ ĐỂ VIỆC CHỌN NGHỀ THÊM AN TOÀN, CHUẨN XÁC. Nguồn: Thúy Gene Vân Da

bottom of page