Mảnh ghép là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực. Đi liền với mảnh ghép thường là “nhóm chuyên gia”. Hãy xem bộ đôi này phát huy hiệu quả như thế nào trong một bài dạy Tin học
1. Giai đoạn 1: Nhóm chuyên gia
a. Dùng phần mềm chia ngẫu nhiên lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 5HS. Các thành viên của nhóm được phân công nhiệm vụ cụ thể:
+ Trưởng nhóm: Điều phối hoạt động của các thành viên trong nhóm.
+ Thư kí: Ghi chép kết quả thảo luận.
b. Nhiệm vụ cụ thể: Mỗi nhóm tìm hiểu kĩ về ứng dụng của tin học trong một lĩnh vực:
+ Nhóm 1: Lĩnh vực Giải các bài toán khoa học kĩ thuật.
+ Nhóm 2: Lĩnh vực Hỗ trợ việc quản lí.
+ Nhóm 3: Lĩnh vực Tự động hóa và điều khiển.
+ Nhóm 4: Lĩnh vực Truyền thông.
+ Nhóm 5: Lĩnh vực Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng.
+ Nhóm 6: Lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo.
+ Nhóm 7: Lĩnh vực Giáo dục.
+ Nhóm 8: Lĩnh vực Giải trí.
Để tìm hiểu nội dung được giao, hs hoàn thành PHT sau:
Lưu ý: Việc tạo nhóm chuyên gia và giao nhiệm vụ có thể được tiến hành vào cuối bài 7 và hs thực hiện trước nhiệm vụ này ở nhà.
2. Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
a. Giao nhiệm vụ:
- Hs trong mỗi nhóm được đánh số từ 1 đến 5.Những hs có cùng số sẽ di chuyển về cùng một nhóm. Như vậy sẽ có 5 “nhóm mảnh ghép”, mỗi nhóm có 8 thành viên.
- Từng HS trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày ứng dụng của tin học cho các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” theo đúng thứ tự. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm nắm bắt được toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ nhóm “chuyên gia”.
- Thời gian hoạt động: mỗi hs có 2 phút để trình bày nội dung của mình
b. Hs thực hiện nhiệm vụ
c. Kiểm tra, đánh giá
- Hs giơ tay hoặc gọi ngẫu nhiên một thành viên trong nhóm trình bày nội dung bất kì.
- Hs chấm chéo. Điểm sẽ được tính cho cả nhóm
- GV nhận xét, bổ sung
Vận dụng:
a. GV giao nhiệm vụ mới cho 5 nhóm “mảnh ghép”.
+ Nêu những lĩnh vực và ứng dụng trong lĩnh vực đó của tin học mà thành viên nào đó trong nhóm đã sử dụng.
+ Nêu ứng dụng của tin học trong nhà trường.
+ Nhận xét về phạm vi ứng dụng của tin học và tác động của tin học đến sự phát triển của xã hội.
b. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm “mảnh ghép” thảo luận và trình bày lên giấy A0/bảng phụ/giấy viết học trò
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm.
c. Kiểm tra, đánh giá:
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác phản hồi.
- GV kết luận
Đúc kết sau giờ dạy:
Kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, HS được tham gia vào các hoạt động với các nhiệm vụ khác nhau và mức độ yêu cầu khác nhau. Kĩ thuật này đòi hỏi HS phải tích cực, nỗ lực tham gia.Thông qua các hoạt động giúp hình thành ở HS tính chủ động, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp. Đồng thời hình thành ở HS các kĩ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề,… Hoạt động ở nhóm “mảnh ghép” yêu cầu mỗi thành viên khi ở nhóm “chuyên gia” phải tích cực tìm hiểu và thực sự nắm rõ nội dung tìm hiểu để trình bày lại cho các bạn ở nhóm “mảnh ghép”. Nếu một thành viên nào đó không trình bày rõ ràng, đầy đủ, thì phần thông tin sẽ bị khiếm khuyết, kiến thức tổng thể sẽ có lỗ hổng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ tiếp theo ở nhóm “mảnh ghép” và chắc chắn rằng hiệu quả hoạt động của nhóm đó sẽ không cao.
(Nguồn fb cô Hồng Nguyễn - Nhóm N14 Tin THPT)
Commenti