top of page

Giờ Sinh Hoạt Gây Thương Nhớ: Bí Quyết Tạo Niềm Vui Và Gắn Kết Cho Học Trò

Ảnh của tác giả: Admin DHTCAdmin DHTC


Sau bài chia sẻ về những kinh nghiệm thực tế từ quá trình làm chủ nhiệm (từ 2007 đến nay), mình nhận được rất nhiều inbox của các thầy cô để góp ý và cùng chia sẻ với mình về những hạnh phúc khi làm chủ nhiệm hay những khó khăn mà công việc chúng ta thường gặp phải. Mình dự định sẽ viết hết tất cả những nội dung gì mình biết nhưng thời gian eo hẹp, chắc sẽ phải từ từ ạ.

Hôm nay, tranh thủ được trống 2 tiết buổi chiều, mình xin phép được ghi nhanh lại những việc mình thường làm trong giờ sinh hoạt lớp, tiết sinh hoạt mà mình vẫn gọi đùa đó là Giờ sinh hoạt không nước mắt (bởi vì nó rất rất vui, và cũng được học trò đón nhận nhiệt tình). Rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô ạ.

💟 💟 💟 Thế nào là giờ sinh hoạt gây thương nhớ? ✤ Một trong những mẫu chung của tiết SH cổ truyền là Lớp trưởng - Lớp phó - Tổ trưởng nhận xét, GVCN giải quyết các vi phạm, cho HS viết bản kiểm điểm hoặc các hình thức xử phạt. Sáng thứ 2 đến trường, GVCN thu Bản kiểm điểm và tiến hành xử phạt. Nhưng rồi sau đó liệu các con có tái phạm hay không, hay nếu tái phạm thì xử lí như thế nào. Đó là một câu hỏi khiến thầy cô đau đầu.

✤ Chính vì vậy, thay vào việc suy nghĩ các hình phạt thì mình bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về cách làm thế nào để khích lệ học trò không mắc lỗi, không bị phạt. Những suy nghĩ đó nhen nhóm từ năm thứ 2 mình chủ nhiệm. Mình quyết tâm làm thế nào để mỗi tuần, các con sẽ hào hứng khi đến ngày thứ 7, sẽ trở về nhà sau buổi học cuối tuần với tâm trạng thật vui.


💟 💟 💟 Làm thế nào để có giờ sinh hoạt gây thương nhớ?

🌳 🌳 🌳 Khi mình quyết định thay đổi, mình đã dành thời gian chuẩn bị cho tiết sinh hoạt này nhiều. Có thể nói, một tiết SH như vậy tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt là mình lại còn phải sát sao lớp, để có sự có mặt của GVCN, kịp thời động viên, nhắc nhở các con thì các con sẽ hạn chế được những sai sót của mình => sẽ không có mếu máo gì trong giờ này nữa cả.

🌳 🌳 🌳 Việc xếp thi đua và những quy định của nhà trường, với mình thế là đủ. Mình không có quy định riêng của lớp học, ngoài những lời nhắc nhở các con (VD: Trực nhật là niềm vui và hạnh phúc vì được chia sẻ công việc với người khác, khi mình xung phong đi mượn đồ dùng tức là mình đã có cơ hội để trải nghiệm thêm ở phòng đồ dùng dạy học,...) Vậy nên, học trò của mình khá tự giác. Còn quy định khi đặt ra được bổ sung chất chồng quá nhiều, việc mình phải theo dõi, các con phải theo dõi nhau theo những quy định (nếu như quá chặt chẽ và gò bó) thì đi học thực sự là gánh nặng, trẻ con sẽ thấy rất nặng nề. Vậy khắc phục như thế nào?

🌳 🌳 🌳Mình cho các con phát phiếu. (VD ở đây là 2 mẫu phiếu em sử dụng cho các con để các con thi đua trong tuần, cuối tuần đổi phiếu - Nội dung này nếu các thầy cô quan tâm, mình sẽ viết riêng ạ).

🌳 🌳 🌳Những học trò có vi phạm trong tuần, mình gặp riêng trao đổi. Và thường sẽ nhờ một học trò khác trong lớp hỗ trợ để giúp đỡ bạn luôn. Dần dần, thời gian để nhận xét lớp, đánh giá hoạt động của HS được thay thế bằng những hoạt động mà các con mong đợi.

💟 💟 💟 Các bước thông thường mình vẫn làm trong giờ Sinh hoạt, sau khi hết phần nhận xét, đánh giá

💥 Giao việc cho HS theo tổ, nhóm: công việc này được giao từ ngày thứ 7, tiết sinh hoạt mỗi tuần nhưng báo cho tuần sau nữa, chứ không phải tuần này. (VD, ngày mùng 2 giao việc cho tiết sinh hoạt của ngày 16, cứ liên tiếp như vậy). 💥 Hướng dẫn HS chuẩn bị: 💥 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: mình thường cho HS thời hạn là 10 ngày, tức là ngày thứ 3 của tuần kế tiếp, các con sẽ gửi qua email, hoặc trao đổi trực tiếp các nội dung sẽ thực hiện trong tiết sinh hoạt. 💥 Các khâu chuẩn bị khó khó thì mình hỗ trợ các con (VD trò chơi, thuê trang phục, tách nhạc hay gì gì đó).


Một số nội dung hoạt động gợi ý cho tiết sinh hoạt

Như mình đã nói ở trên, ở trường tư thì các tiết sinh kĩ năng được triển khai rất tốt, còn trường công nó sẽ có những hạn chế nhất định do thời gian, cơ sở vật chất. Chính vì vậy, tiết sinh hoạt cuối tuần, mình thường dành cho việc rèn kĩ năng cho HS với các mục tiêu nhất định: - Xử lí các tình huống thực tế trong đời sống. - Cuộc sống lành mạnh, an toàn (HS tìm hiểu về cách ăn uống an toàn, thực phẩm đảm bảo, căn bệnh ung thư, cách phòng tránh cho gia đình, người thân) - Tham gia giao thông an toàn, gắn liền với thực tế địa phương. - Internet và an toàn trên mạng.

... (Có ba chấm này là bởi vì tùy theo nhu cầu thực tế từng lớp và tùy tình hình. Mình cũng để cho các con được viết phiếu, ghi những mong muốn của các con cho tiết sinh hoạt mà. Các con cần gì, cô trò sẽ lên kế hoạch đáp ứng từng đấy).

💥 💥 💥 Các nội dung sinh hoạt mình cho đan xen một cách đa dạng, có thể chia theo nhóm, tổ. Một vài gợi ý nho nhỏ đây ạ: ✔ Giới thiệu một cuốn sách hay. ✔ Chia sẻ một bài hát yêu thích. ✔ Hướng dẫn một bài nhảy tập thể. ✔ Tập một vở kịch bằng Tiếng Anh. ✔ Thuyết trình về một vài món ăn đặc trưng của Hà Nội. ... Kiến thức của các bạn ý cứ như vậy sẽ được làm dày lên và cực kì thiết thực.

💥 💥 💥 Một số câu hỏi mình thường gặp:

❓ ❓ ❓ Lấy đâu ra nhiều trò chơi để có thể tổ chức cho các lớp như thế? Mình cũng chỉ có khoảng 20 trò chơi quen thuộc, còn lại mình không mất thời gian nghĩ trò chơi nhiều bởi khi bạn giao việc cho HS, các con sẽ tìm ra nhiều trò chơi thú vị và gần gũi với chính mình. Sau đó mình thu nhận, góp nhặt lại thôi. Mọi ngừoi gõ cụm từ Trò chơi nhỏ trong sinh hoạt Tập thể sẽ có rất nhiều sự lựa chọn mọi người ạ. Quy ước của mình là giờ SH sẽ vui nếu cả tuần có cố gắng. Mình tự thấy lớp mình nhiều năm qua, học sinh tích cực, kết quả học tập và hoạt động tập thể đều tốt nhờ hoạt động này.

❓ ❓ ❓ HS nhỏ có làm được không? Các bạn HS lớp lớn có thể chuẩn bị một cách công phu, còn các bạn HS lớp bé hơn (mình dạy bậc THCS) thì chuẩn bị đơn giản hơn. Mình có khuyến khích HS có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân (nếu cần) và nếu PH hứng thú.


Nguồn: GV Phương Chi Phạm.

Comments


Các sự kiện sắp diễn ra

[BÌNH THUẬN] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

15-16/3/2025

Địa điểm

Bình Thuận

[TP. HCM] SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY - GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Thời gian

29&30/3/2025

Địa điểm

TP. HCM

[BẮC NINH] SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY - GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Thời gian

6-7/4/2025

Địa điểm

Bắc Ninh

z3510360964319_a65f962c7330cf1c33812df1a75e1197.jpg

Người truyền lửa K8

Tiết kiệm 5-15 năm kinh nghiệm Dạy học & Quản lý lớp học

Đăng ký mail của bạn
để nhận những thông tin
hữu ích mới nhất

Cảm ơn bạn đã đăng ký!

Logo-1.png

CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC TÍCH CỰC

Vì một triệu người thầy HẠNH PHÚC & TRUYỀN CẢM HỨNG

CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO DHTC được hình thành và sáng lập từ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC TÍCH CỰC của TS. Trần Khánh Ngọc - một chương trình đào tạo và hỗ trợ giáo viên toàn quốc với mong muốn giúp giáo viên thay đổi tư duy dạy học và vận dụng hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để học sinh học tập hiệu quả hơn.

  • Facebook
  • Facebook
  • Youtube
  • TikTok

Liên hệ với chúng tôi

Lô A26, KĐT Geleximco, Đường Lê Trọng Tấn, Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

0796.133.601

bottom of page