top of page
Ảnh của tác giảHieu Hoang

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ''NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3''

PHÂN A: MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc bịêt phản ánh theo các nguyên tắc,yêu cầu, chuẩn mực, chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người và với tự nhiên. con người với xã hội và giữa con người với nhau. Do đó môn đạo đức là một trong những môn học bắt buộc ở bậc tiểu học. Nó là môn học cở bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sốnglành mạnh và cách sống có lý tưởng. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh giải quyết cácsự việc vừa có lí vừa có tình. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi đạo đức, chuẩnmực đó vào cuộc sống để cư sử với cha mẹ thầy cô và bạn bè.

Tóm lại mục tiêu của môn Đạo Đức ở tiểu học nói chung là ở lớp 3 nói riêng là giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu hình thành chuẩn mực đạo đức phù hợpvới lứa tuổi và pháp luật, đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩnmực hành vi đạo đức đó. Nó từng bước hình thành cho học sinh kĩ năng nhận xét đánhgiá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩnmực hành vi đạo đức trong các tình huống cụ thể của cuộc sống. Không những thế nócòn hình thành thái độ tự trong tự tin, yêu thương quý trọng con người, yêu cái tốt không đồng tình với cái xấu cái ác.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc giáo dục và đạo đức cho học sinhkhông phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáodục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho họcsinh tiếp súc với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối thích nghivới thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những phẩmchất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc. Tóm lại hình thành cho họcsinh một phong cách sống lành mạnh.

Vấn đề đặt ra là làm cách nào để học sinh nắm bắt được kiến thức của môn Đạo Đức một cách tích cực, chủ động mà không bị áp đặt gò bó. Do đó việc dạy học theotính tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh trở thành vấn đề cần thiết đối với giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên lớp 3 nói riêng, để thực hiện tốt điểm 2 Điều 24 luậtgiáo dục ''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ đạo củahọc sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn''

Để nâng cao hiệu quả dậy tốt giờ đạo đức lớp 3 đòi hỏi người thầy phải có phảibiết lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy nmói chung và một tiết đạo đức nói riêng là rất cần thiết. Sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học, lấy phươngpháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới.

Là một trong những khối hoà nhịp nhanh chóng với cuộc đổi mới trong phươngpháp dạy học các môn ở tiểu học trong đó có môn Đạo Đức, chúng tôi những thành viên của khối 3 chọn nghiên cứu chuyên đề: ''Nâng cao chất lượng đổi mới phươngpháp dạy môn Đạo Đức lớp 3''.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHUYÊN ĐỀ

- Các phương pháp dạy môn lớp 3.

III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ

- Các bài lớp 3.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ:

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu.

PHẦN B: NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

1: Cơ sở lí luận.

Ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng, mỗi môn học đặc biệt là môn Đạo Đức đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quantrọng của nhân cách trẻ nhỏ. Bác Hồ đã từng nói:

''Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần lớn do giáo dục mà nên''

Và;'' cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo khắc phục lốitruyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước ápdụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào qúa trình dạy học'' (NQ Hộinghị lần thứ II - Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII). Ngoài ra các nhà nghiên cứucòn cho rằng: Con người vốn sinh ra chưa có nhân cách mà nhân chách là cấu tạo mớido từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình sống giao tiếp và học tập.Lê - Nin đã từng nói: ''Cùng với dòng sữa mẹ con người hấp thụ tâm lí đạo đức của xã hội mà nó là thành viên. Nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm.'' Vì thế ta có thể nói: Đối với học sinh lớp 3 thìmôn Đạo Đức là một trong những con đường hình thành nhân cách trẻ một cách gầngũi nhất. Do đó cần phải biết sử dụng các phương pháp dạy học một cách thích hợplinh hoạt coi nó như con đường hình thành nhân cách học sinh.

2. Cơ sở thực tiễn.

Qua quá trình dạy môn Đạo Đức ở lớp 3 chúng tôi thấy có những thuận lợi vàkhó khăn sau:

*Thuận lợi:

- Đã có sự quan tâm, đầu tư của ngành dọc của nhà trường về mặt chỉ đạochuyên môn, về đồ dùng môn Đạo Đức lớp 3. - Học sinh yêu thích môn học này. - Đây là môn học gắn với thực tế, có thể sử dụng nhiều ví dụ ở thực tế để liên hệ trong giảng daỵ.

*Khó khăn:

- Hiện nay đã đưa chín môn học bắt buộc vào tiểu học nhưng thời gian dànhcho môn Đạo Đức còn hạn chế dẫn đến học sinh chưa chú tâm vào môn học này

- Khi dạy môn Đạo Đức lớp 3, một số giáo viên chưa sử dụng các phương phápdạy học có hiệu quả, chưa linh hoạt kết hợp chặt chẽ bổ sung giữa các phương phápdạy học, dẫn đến học sinh chỉ nắm vững lí thuyết mà không làm theo những điều các em đã học.

- Thiếu sót cơ bản trong việc dạy môn Đạo Đức hiện nay ở lớp 3 là giáo viên còn tách rời hệ thống tri thức, khái niệm về đạo đức và việc áp dụng chúng vào thựchành giao tiếp, ứng sử trong cuộc sống dẫn đến hiện tượng học sinh chỉ nắm bài hờnhợt mà không hiểu rõ bài đạo đức đó là giúp cho em điều gì trong cuộc sống ...

- Ngoài ra trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, nhiều giáo viên vẫngiữ kiểu làm việc: thầy hỏi trò trả lời, dẫn đến tình trạng học sinh ỉ lại không tự độngnão.

- Đồ dùng thiết bị dạy học còn chưa dáp ứng đủ nhu cầu dạy - học môn Đạo Đức. Vẫn còn một số giáo viên coi nhẹ môn này, giảng còn qua loa. - Kiến thức thực tế để xây dựng chuẩn mực đạo đức cho học sinh còn hạn chế.

Do đó vấn đề đặt ra là việc sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạyhọc môn đạo đức lớp 3 hiện nay là rất cần thiết.

II/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CẤU TRÚC MỘT BÀI ĐẠO ĐỨC LỚP 3

1/ Nội dung chương trình môn đạo đức ở tiểu học:

* Đối với lớp 1,2: Nội dung chương trình bao gồm các bài học với mục đíchhình thành cho học sinh các chuẩn mực đạo đức như: Thật thà, dũng cảm, khiêm tốn, thói quen giúp đỡ người khác.

Từ khi thay sách lớp 1,2 thì nôị dung chương trình môn Đạo Đức vẫn bao gồmcác bài nhằm hình thành cho học sinh những thói quen có hành vi tốt, cần ứng sử trongcuộc sống nhưng nội dung các bài học phong phú hơn thông qua hệ thống các bài tậpnêu lên các tình huống giúp học sinh nhận xét xem sự việc nào đúng, sự việc nào sai và ruút ra các bài học cho bản thân.

* Lớp 3 nội dung chương trình bao gồm các bài: - Chăm đọc sách và giữ gìn sách.

- Không nản lòng khi gặp bài khó. - Chăm làm việc nhà. - Chăm làm việc trường, lớp. - Học điều tốt của bạn. - Giúp bạn tiến bộ. - Quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình. - Nêu gương tốt cho em. - Kính trọng và biết ơn các cô các bác nhân viên trong trường.- Biết ơn các gia đình thương binh, liệt sĩ. - Kính trọng và biết ơn người lao động. - Giúp đỡ phụ nữ, cụ già, em nhỏ. - Giúp đỡ người tàn tật. - Tôn trọng thư từ và đồ đạc của người khác.

Các bài học này cũng nhằm xây dựng cho học sinh những chuẩn mực về đạo đức như: Tính kiên trì, bền bỉ trong học tập, giúp đỡ và chăm sóc những người thân,những người có hoàn cảnh khó khăn ... Đó là những điều rất cần thiết cho việc hình thành phát triển nhân cách cho học sinh.

* Lớp 4,5:

Nội dung chương trình vẫn đảm bảo tính đồng tâm với trương trình môn Đạo Đức lớp 1,2,3. Nhưng có cung cấp thêm một số hành vi, chuẩn mực cho học sunh như: Thói quen đúng giờ và không chỉ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn màgiúp đỡ những ngườigần gũi xung quanh mình như thầy cô, bạn bè, hàng xóm.

Chương trình môn Đạo Đức lớp 4,5 còn cung cấp cho học sinh những điều cầnthiết trong cuộc sống : bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử văn hoá,cây trồng, vật nuôi... Có thể nói: nội dung chương trình môn Đạo Đức lớp 4,5 cũng dựa trên co sởcác lớp 1,2,3 nhưng yêu cầu hành vi, chuẩn mực đạo đức cần cung cấp cho các em cóphần mở rộng hơn, sâu hơn, phù hợp với khả năng nhận thức của từng lứa tuổi.


Do đó toàn bộ nội dung chương trình môn Đạo Đức ở tiểu học đều mang tính kế thừa, đồng tâm dựa trên nền tảng của 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng. So sánh với các lớp 1,2 thì nội dung chương trình môn Đạo Đức ở lóp 3 đượcphát triển hơn. các chuẩn mực hành vi mang tính chất khái quát hơn, phức tạp hơn, đòi hỏi một trình độ nhận thức và thể hiện tinh tế hơn. Chẳng hạn trong quan hệ với ôngbà: ở lớp 1 chỉ yêu cầu các em phải : ''Đi xin phép về chào hỏi''; ''Giữ yên lặng khi ôngbà, cha mẹ nghỉ ngơi''; ở lớp 2 các em phải: ''Vâng lời ông bà cha mẹ''; Đến lớp 3 thì yêu cầu được nâng lên các em phải biết ''Chăm sóc ông bà, cha mẹ''.

2/ Cấu trúc một bài Đạo Đức ở lớp 3.

Một bài đạo đức lớp 3 đựơc dạy trong hai tiết, một tiết lý thuyết rút ra bài học,một tiết thực hành luyện tập.

- Mỗi bài học được hình thành trên cơ sở từ một truyện kể mề một việc làm, một hành vi chuẩn mực nào đó sau đó rút ra bài học. từ bài học các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình và xã hội.

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH DẠY MỘT TIẾT ĐẠO ĐỨC LỚP 3

1, Các phương pháp dạy môn Đạo Đức lớp 3.

Dựa trên cơ sở các nhóm phương pháp chính mà các phương pháp cụ thể đượchình thành.

* Nhóm phương pháp hình thành ý thức bao gồm :

  •  Kể truyện

  •  Trình bày trực quan.

  •  Giảng giải.

  •  Đàm thoại.

  •  Trao đổi theo nhóm. * Nhóm phương pháp luyện tập, rèn luyện hành vi thói quen và cách ứngsử. Bao gồm:

  •  Tập luyện theo mẫu hành vi.

  •  ứng sử tình huống, động não.

  •  Tổ chức trò chơi.

  •  Dựng hoạt cảnh.

  •  Giao việc cá nhân theo nhóm.

  •  Điều tra tìm hiểu đạo đức. * Nhóm phương pháp điều chỉnh hành vi ứng sử: bao gồm: * Đánh giá tự đánh giá * Nêu gương và gương mẫu. * Khuyến khích khen thưởng. * Phê bình trchs phạt. * Kích thích lòng tự tin, tự trọng. 2/ Quy trình một tiết dạy Đạo Đức. * Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ. (3-5').2. Bài mới: (25-27').

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Ruút ra bài học. - Kể chuyện - Tóm tắt theo tranh. - Đàm thoại. - Rút ra bài học. - Liên hệ. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (3-5')

* Tiết 2: 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần bài học của tiết 1 (3-5') 2. Bài mới: (25-27') Hoạt động 1 : Giới htiệu bài. Hoạt động 2 : Luyện tập, học sinh tự liên hệ ... Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò: chốt lại bài học (3-5')

IV/ THỰC TRẠNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 Chúng tôi đã tiến hành dạy môn Đạo Đức ở lớp 4 lớp 3: 3A, 3B, 3C, 3D, vớicác quy trình và phương pháp trên với bài : Chăm làm việc trường việc lớp (tiết 1). - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Kể chuyện : Chiếc dẻ lau. - Kể tóm tắt theo tranh. - Đàm thoại để rút ra bài học với một chuỗi các câu hỏi như sau:+ Lớp 3E vừa vào lớp thì có chuyện gì xảy ra ? + Vì sao cảc lớp lại đang lo lắng khi Lan chưa đến? + Tuy bị ốm nhưng Lan có quên nhiệm vụ của mình không? + Vì sao cô giáo lại khen cảc lớp và tuyên dương một mình Lan? + Em học tập đựơc gì ở Lan? + Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì? + Vì sao phải chăm làm việc trường việc lớp?

Kết quả của tiết dạy như sau:

Từ kết quả trên chúng tôi rút ra 1 điều: không phải cứ truyền thụ kiến thức theokiểu một chiều là học sinh nắm chắc kiến thức mà cần phải thay đổi lại hình thứctruyền đạt, cần có những biện pháp sử dụng các phương pháp dạy học trong môn Đạo Đức ở lớp 3 sao cho phù hợp với tiết dạy để đạt hiệu quả tối ưu. Do đó chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sử dụng các phương pháp dạy học trong nôn Đạo Đức lớp 3 như sau:

V/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3

* Biện pháp 1:Trong khi soạn giáo án môn Đạo Đức phần mục tiêu giáo viên cần đảm bảo ba yêu cầu: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bịnhững kiến thức thực tế phục vụ cho bài học, giáo viên cần xác định những phươngpháp dạy học trong bài giảng và phương pháp nào là trọng tâm.

Ví dụ : dạy bài: Kính trọng và biết ơn người lao động (tiết 1) Truyện kể: Buổi học đầu tiên. - Phần soạn giáo án giáo viên cần xác định 3 mục tiêu: +Học sinh hiểu được các em cần phải kính trọng, biết ơn người lao động và vì sao cần phải như vậy. + Giáo dục lòng yêu lao động, quý trọng người lao động và sản phẩm của người lao động. + Học sinh có thói quen kính trọng và biết ơn người lao động.

- Chuẩn bị kiến thức về thực tế: + Một số tấm gương được công nhận danh hiệu ''Anh hùng lao động'' như bácHồ Giáo, bác Lương Thị Mái (chăn nuôi).

- Các phương pháp dạy học cần xác định: kể chuyện, đàm thoại, nêugương...trong đó các phương pháp trọng tâm là: kể chuyện, đàm thoại.

Phương pháp kể chuyện được sử dụng ngay sau khi giới thiệu bài nhằm mục đích : thông qua chuyện kể : Buổi học đầu tiên, giáo viên cho học sinh thấy được nghềcông nhân vệ sinh là nghế mà sản phẩm của nó là những đường phố, những nơi côngcộng sạch đẹp. Bằng lời kể của giáo viên học sinh thấy được nỗi vất vả của người lao động, không có nghề gì là thấp kém, chỉ có những người lười biếng mới đáng bị cười chê.

- Phương pháp đàm thoại: được sử dụng trong bài này nhằm giúp học sinh rútra được bài học: +Vì sao một số bạn lại cười khi nghe Hà kể về nghề của cha mẹ mình? + Em hiểu nghề công nhân vệ sinh là làm nghề gì? + Cô giáo nói gì với cả lớp và bạn Hà? +Câu nói của cô giáo đã tác động gì đến cả lớp và bạn Hà? + Qua câu chuyện trên em cần có cách cư sử như thế nào đối với người lao động? Vì sao cần phải như vậy ?

Biện pháp 2: Phải lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với bài họcVí dụ: Chăm đọc sách và giữ gìn sách. (tiết 1).

Truyện kể: Ngọn đèn lớn

Các phương pháp dạy học cần xác định + Kể chuyện, nêu gương, đàm thoại, động não, khuyến khích khen thưởng..

.Phương pháp kể chuyện rất cần thiết cho bài học này, nếu thiếu phương pháp này học sinh không thể có cơ sở để hình thành chuẩn mực đạo đức qua bài học. Phải từhình ảnh Ngô Thì Sĩ không có tiền mua dầu thắp đèn anh phải nghiêng sách theo ánh sáng từ mặt nước chiếu lên từ đêm trăng để đọc, giáo dục cho học sinh thấy sống trong điều kiện đầy đủ hiện nay phải biết quý trọng sách và giữ gìn sách. Do đó phương pháp kể chuyện phải tất yếu được sử dụng trong tiết dạy này

Biện pháp 3: Mỗi phương pháp dạy học cần phải sử dụng đúng thời điểm củatiết dạy.

Ví dụ : dạy bài: không nản lòng khi gặp bài khó (tiết 1).Truyện kể : Dôi - a làm toán. Phương pháp kể chuyện phải được sử dụng ngay sau khi giới thiệu bài, nhằmmục đích cung cấp cho học sinh một tấm gương kiên trì trong học tập của Dôi - a. Phương pháp động não phải được sử dụng khi liên hệ thực tế, ứng sử tình huống,phương pháp đàm thoại phải được sử dụng khi rút ra bài học...

Biện pháp 4: Giáo viên phải hướng cho học sinh tìm tòi kiến thức trong thực tế để phục vụ cho bài học.

Ví dụ : Dạy bài: kính trọng và biết ơn người lao động. Giáo viên phải hướng cho học sinh tìm những gương người lao động giỏi, ởlớp, ở gia đình cở xung quanh mà em biết hoặc hướng cho học sinh tìm những tấmgương mà đã đựơc phong tặng danh hiệu ''Anh hùng lao động'' mà các em được biếtthông qua đài báo, ti vi.

Biện pháp 5: Dựa vào các hoạt động ngoại khoá để xây dựng cho học sinh cáckiến thức, chuẩn bị, chuẩn mực và hành vi đạo đức tốt.

Ví dụ: Thông qua các buổi chào cờ, giáo dục cho các em những tấm gương tốt ở trường, ở lớp, đồng thời cũng phê bình những em chưa thật sự cố gắng. Từ đó kích thích tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức của cácem. Hoặc gần đây nhất là phong trào ''nuôi lợn siêu trọng'' giáo dục cho các em tinhthần tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm để làm những việc có ích.Ngoài ra ở cáccuộc thi : Hội khoẻ Phù Đổng chào mừng ngày 22 tháng 12, thi văn nghệ chào mừng20 tháng 11giáo dục cho học sinh tinh thần; ''uống nước nhớ nguồn, tinh thần tôn sưtrọng đạo''.

Biện pháp 6: Để nâng cao hiệu quả dạy môn Đạo Đức lớp 3 giáo viên cần phảibiết kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục như : Phụ huynh học sinh, cán bộ địaphương trong việc thống nhất yêu cầu hành vi đối với học sinh, thống nhất phương thức phối hợp đôn đốc kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực hành vi củahọc sinh, trong việc tạo tình huống, điều kiện để các em thể hiện các bài đạo đức vào cuộc sống.

Ví dụ :Giáo viên kết hợp với phụ huynh học sinh học sinh thông qua các hoạt động ở nhà, ở trường để kiểm tra đánh giá các hành vi đạo đức của các em.

Từ các biện pháp trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với học sinh 4 lớp3 như sau:

VI/ THỰC NGHIỆM

Dạy bài : Giúp đỡ phụ nữ và bà già em nhỏ (tiết 1) ở 4 lớp 3 (3A,3B, 3C, 3D)(bài dạy ở học kì I)

1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao phải kính trọng biết ơn nmgười lao động?2. Bài mới:

HĐ1: Giới thiệu bài.

HĐ2: Rút ra bài học.

- Kể chuyện : Giáo viên dùng lời để kể câu chuyện qua đường.- Sử dụng phương pháp trực quan để tóm tắt chuyện theo tranh. - Đóng vai : Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, và giao việc: + Nhóm 1 : Một em đóng vai Ngọc (tổ1) + Nhóm 2 : Một em đóng vai em nhỏ (tổ 2) + Nhóm 3 : 3 em sẽ đóng vai các bạn (tổ 3). - Đàm thoại : + Em có nhận xét gì về các vai diễn của 3 nhóm + Em ruút ra được bài học gì qua câu chuyện trên? - Động não: + Theo em nếu Nọc không đưa em nhỏ sang đường thì có chuyện gì xảy ra? +Tâm trạng của Ngọc như thế nào khi nhìn thấy em nhỏ khi em muốn qua đường mà đường lại có rất nhiều xe cộ qua lại?

HĐ3: Củng cố dặn dò : Sử dụng phương pháp nêu gương, động não.

- Em hãy kể những tấm gương về tinh thần giúp đỡ phụ nữ cụ già em nhỏ mà em biết ? - Giáo viên một đưa ra một số tình huống yêu cầu học sinh giải quyết. Với quy trình và các biện pháp sử dụng các phương pháp dạy học môn Đạo Đức như trên (ở học kì II) chúng tôi thu được kết quả như sau: Từ kết quả trên cho thấy : Tỉ lệ % khá giỏi của cả khối 3 qua quá trình thựcnghiệm này hơn hẳn tỉ lệ % điểm khá giỏi của học sinh cả khối 3 ở học kì . Điều dóchứng tỏ rằng khi giáo viên biết sử dụng các phương pháp dạy học trong một tiết đạo đức thì sẽ nâng cao được chất lượng của học sinh khi học môn này.

Phần C: Kết luận: Trên đây là một số biện pháp để nâng cao chất lượng đổi mới dạy môn Đạo Đức ở lớp 3 mà chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm và đạt kết quả như mong muốn.Từ đó chúng tôi rút ra được những bài học sau:

Tuỳ thuộc vào tiết 1 hay tiết 2 của một bài đạo đức mà ta sử dụng phương pháp cho phù hợp. Tiết học có đạt đựơc kết quả cao hay không là nhờ khả năng kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học với nhau, lấy phương pháp nị bổ xungcho phương pháp kia. Có thể nói : không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưqu điểm riêng biệt, song nó sẽ không có hiệu quả khingười dạy không biết sử dụng đúng lúc, đúng mục đích trong một tiết dạy.

* Bài học rút ra:

- Việc soạn giáo án môn Đạo Đức lớp 3 càn phải theo đúng yru cầu của chuyên môn đảm bảo đủ ba yêu cầu quy định. Xây dựng phong trào thi đua dạy tốt học tốtmôn Đạo Đức dưới nhiều hình thức khác nhau. - Nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo các chủ đề khác nhau để nâng cao hiệu quả dạy môn Đạo Đức. - Sử dụng các biện pháp tác động cá biệt tới học sinh : Như phát triển gương người tốt việc tốt, khắc phục những biểu hiện yếu kém. - Có kiểm tra đánh giá việc áp dụng hành vi chuẩn mực dạo đức trong thực điểm của tiết dạy. - Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về chuẩn mực đạo đức để học sinh học tậpvà noi theo. Trên đây là một số biện pháp để nâng cao hiệu quả đổi mới dạy môn đạo đứcmà khối 3 chung tôi đưa ra, chắc không tránh khỏi thiếu sót. rất mông sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp . Xin chân thành cảm ơn !

Hội đồng sư phạm Đằng Hải, ngày 25 tháng 3 năm 2004. Trường tiểu học Đằng Hải xét duyệt

GIÁO ÁN BÀI : Kính trọng và biết ơn người lao động (tiết 1) Truyện kể: Buổi học đầu tiên. I. MỤCTIÊU Học sinh hiểu rõ vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bồi dưỡng lòng yêu lao động, quý trọng người lao động và các sản phẩm lao động. - Rèn thói quen kính trọng và biết ơn người lao động.

II/ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - Giáo viên : Tranh SGK phóng to - Học sinh : Tranh SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ:(3-5')

Hoạt động của trò Vì sao cần phải biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ ? - Em cần phải cư sử như thế nàođối với các thương binh và gia đình liệt sĩ? - Em hãy kể một số việc làm củaThương binh và gia đình liệt sĩ là những người có công lao to lớn đối vớinhân dân và Tổ quốc. Luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡcác thương binh và gia đình liệt sĩ ? Viếng nghĩa trang, quyên góp áo17 mình để tỏ long biết ơn các gia đình thương binh liệt sĩ? lụa tặng các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

2/ Bài mới: (23-25') HĐ1: Giới thiệu bài:

Người lao động là người làm những việc gì? Vì sao phải kính trọng và biết ơn họ. bài học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài :''Kính trọng và biết ơn người lao động'' qua chuyện kể;''Buổi học đàu tiên''

HĐ2: Rút ra bài học * Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện: * Giáo viên kể tóm tắt nội dungcâu chuyện theo tranh. d, Đàm thoại: - Buổi học đầu tiên cô giáo yêu cầugì? - Bố mẹ bạn Hà làm gì? - Vì sao một số bạn lại cười khinghe Hà kể về nghề của cha mẹ mình? - Em hiểu nghề công nhân vệ sinh là làm gì?Học sinh nghe - Kể về nghề nghiệp của bố mẹmình. - Công nhân vệ sinh. - Các bạn cho rằng nghề côngnhân quét rác là nghề thấp kém, tầm thường bụi bẩn - Thu gom rác thải, sử lí rác thảitrong thành phố. - Không ; Vì các bạn coi thườngcông việc nghề nghiệp bố mẹ Hà, xúc phạm bạn. Thực ra bố mẹ bạn Hà là những người lao động làm việc có ích- Theo em cách cư sử của các bạnnhư vậy có đúng không? Vì sao? - Cô giáo đã nói gì với cả lớp và bạn Hà? Câu nói của cô giáo đã tác độngđến cả lớp như thế nào? - Em hãy kể tên một số nghề trongxã hội mà em biết? - Vậy những người làm nghề đó gọi là gì? - Vậy những người lao động nóichung làm ra những sản phẩm gì? - Vậy qua câu chuyện trên em phải có cách cư sử như thế nào đối với ngườilao động? - Vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động. * Gọi học sinh đọc bài học trongSGK

e, Thảo luận

Em thử tưởng tượng thành phố củacho xã hội, thành phố xóm làn.... đáng kính trọng - Cô cảm ơn bố mẹ bạn Hà đã giữ cho thành phố chúng ta luôn sạch và đẹp. Không có nghề gì là tầm thường chỉ có những kẻ tầm thường chỉ có những kẻ lười biếng, vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ. - Các bạn đã hiểu ra nên rất xấuhổ, các bạn xin lỗi cô giáo và bạn Hà. Nghề nông, nghề dệt, ngề đánh cá nghề mộc... - Người lao động. - Của cải, lúa gạo, thực phẩm, vải vóc, ...cho xã hội. * Học sinh sắm vai kể lại câuchuyện - Kính trọng và biết ơn người lao động. - Vì họ là những người có ích cho xã hội nhờ họ mà xã hội tồn tại được.

* HS đọc

- Ngập tràn rác bẩn, ô nhiễm môitrường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. chúng ta không có những người côngnhân vệ sinh thì nó sẽ như thế nào* Mỗi nghề đều góp phần làm ra củacải cho xã hội. Nếu không có người lao độngthíf xã hội không tồn tại được - Em hãy kể tên một số anh hùng laođộng mà em biết? - Em hãy tìm bài thơ hoặc bài hát ca - Bác Hồ Giáo, bác Lương ThịMái (chăn nuôi) - Tiếng chổi tre; Người giáo ngợi người lao động? Trong lớp ta bạn nào có tinh thần laođộng tốt viên nhân dân. Hà, Dung, phương.....

3/ Củng cố;

- Vì sao phải kính trọng biết ơn người lao động? - Nói như Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: Lao động là vinh quang. Bác Hồ: trong xã hội ta không có nghề nào là thấp hèn chỉ có kẻ lười biếng ỷ lạimới đáng xấu hổ. - Chuẩn bị bài: ''Giúp đỡ phụ nữ, cụ già, em nhỏ'' * Rút kinh nghiệm giờ dạy: - Học sinh cần kể thêm những nghề nghiệp của bố mẹ các em.


Nguồn: Trường Tiểu học Đằng Hải

167 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


Các sự kiện sắp diễn ra

[QUẢNG NINH] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

14-15/12/2024

Địa điểm

Quảng Ninh

[TP HCM] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

4-5/01/2025

Địa điểm

TP. HCM

[HÀ NỘI] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

11-12/01/2025

Địa điểm

Hà Nội

z3510360964319_a65f962c7330cf1c33812df1a75e1197.jpg

Người truyền lửa K8

Tiết kiệm 5-15 năm kinh nghiệm Dạy học & Quản lý lớp học

bottom of page