Trong môn toán bậc trung học cơ sở và đặc biệt là môn toán lớp 8 có một dạng toán mà trong quá trình dạy tôi thấy các em gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng để tìm ra lời giải của các bài toán dạng: “Giải bài toán bằng cách lập phương trình"
Do đặc trưng của dạng toán này là toán có lời văn và thường được kết hợp giữa toán học, vật lí, hoá học và đặc biệt là dạng toán này gắn liền với thực tế . Vì vậy khi muốn giải được các bài toán này đòi hỏi các em phải biết liên hệ với thực tế cuộc sống, nhưng khi giải các em thường thoát li khỏi thực tế. Mặt khác trong quá trình giảng dạy cho học sinh do điều kiện khách quan giáo viên chỉ dạy cho học sinh truyền thụ theo sách giáo khoa mà chưa phân loại dạng toán, chưa khai thác được phương pháp giải cho mỗi dạng toán, do kỹ năng phân tích, tổng hợp của học sinh còn yếu vì thế trong quá trình đặt ẩn, tìm mối liên hệ giữa các số liệu trong bài toán dẫn đến lúng túng trong việc giải dạng toán này.
GIAI ĐOẠN 1 : TẠO TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
GV Liên hệ thực tế, chọn tình huống phù hợp, tạo bối cảnh.
Tình huống: Nhà trường muốn tổ chức đi tham quan hướng nghiệp cho 435 người gồm học sinh khối lớp 8 và giáo viên phụ trách, nhà trường đã thuê 11 chiếc xe gồm hai loại: loại 30 chỗ ngồi và loại 45 chỗ ngồi (không kể tài xế). Hỏi nhà trường cần thuê bao nhiêu xe mỗi loại? Biết rằng không có xe nào còn trống chỗ.
Học sinh:
Xác định vấn đề: số xe phải chở đủ số học sinh và giáo viên.
Tìm hiểu vấn đề cần giải quyết : số xe mỗi loại phải trùng khớp để không thừa hoặc thiếu chỗ, có những thông tin, số liệu nào cần lưu ý để giải quyết vấn đề là tổng sổ xe là 11 xe và tổng số người cần chở là 435 người.
GIAI ĐOẠN 2: SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
HS thực hiện cung cấp giải pháp: Để giải quyết vấn đề, có những cách làm khả quan nào? Ở giai đoạn này, học sinh chưa cần phân tích tính khả thi của giải pháp, học sinh cùng nhau thảo luận để đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt.
Hs có thể tự cho thử 1 vài giá trị rồi tính, vd 3 xe 35 chỗ và 8 xe 45 chỗ thì số người chở được là : 3.35 + 8 .45 = 465 chỗ , tức là thừa ra 465-435 = 30 chỗ.
GIAI ĐOẠN 3: ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP
Đâu là giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề? Giải pháp có những thuận lợi, khó khăn gì khi triển khai thực tế?
Sau nhiều lần tính nhẩm như vậy sẽ khó cho ra con số chính xác, và phải thực hiện nhiều phép tính
Đưa ra giải pháp :
Đặt ẩn số x cho số xe 1 loại , biểu diễn số xe loại kia theo ẩn x, lập ra phương trình chứa x và giải.
GIAI ĐOẠN 4: KẾT LUẬN
Sau khi đã phân tích, cân nhắc đầy đủ các ưu – khuyết của các giải pháp, học sinh đưa ra giải pháp phù hợp nhất và tiến hành thực hiện và trình bày giải pháp hoàn chỉnh.
Nguồn: FB DHTC-Người truyền lửa (Be Chanh)
~~~ HASTAG ~~~
# Kính mời quý thầy cô tham gia group Facebook cộng đồng DHTC có nhiều bài giảng hay
#Nhóm ZALO dạy học tích cực
コメント