top of page
Ảnh của tác giảAdmin DHTC

Chọn trường trước hay chọn nghề trước?


Lan Anh "không phải dạng vừa đâu" vì thi được học bổng chính phủ Úc Australia Awards Scholarship hỗ trợ 100% học phí. Lan Anh băn khoăn không biết có nên theo học không vì đây là học bổng nghiên cứu khoa học trong khi bạn có khuynh hướng thích thực hành và ứng dụng hơn! Bạn chia sẻ là rất nhiều người khuyên bạn nên theo học vì đấy là một cơ hội không dễ có được. Du học vừa có danh tiếng vừa lại tiết kiệm được tiền học phí bạc tỉ cho bố mẹ. Bố mẹ bảo chỉ cần nỗ lực học là được. Theo các bạn Lan Anh có làm như vậy không? Tại sao? Hầu hết các phụ huynh và các bạn trẻ đều nghĩ chỉ có du học hay học đại học mới có tương lai tươi sáng, nên chỉ tập trung lựa chọn và cố gắng thi đỗ vào một trường đại học, cao đẳng nào đó ở trong và ngoài nước. Đỗ đại học hay du học đã trở thành mục tiêu, là áp lực lớn cho không ít bạn trẻ, cho cả phụ huynh và giáo viên. Thực tế thì sao? Không ít bạn du học về, học đại học xong vẫn có thể thất nghiệp hoặc đi làm với mức lương khởi điểm 6-7 triệu, thậm chí làm công chức nhà nước thì mức lương còn thấp hơn! Hiện tại Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ, họ đang làm gì? Có bao nhiêu người có cống hiến xứng tầm với những mảnh bằng họ có được? Đó phải chăng là hậu quả của việc chưa quan tâm đúng mức đến nghề nghiệp trước khi còng lưng còng cổ để thi đỗ và đi học nghề tại các trường đại học. Ngược lại, chỉ học hết lớp 7 nhưng nông dân Phạm Văn Hát, sinh năm 1972, ở thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) được mọi người nể phục bởi đã tự mày mò chế tạo ra nhiều máy móc có hiệu quả thực tế trong sản xuất nông nghiệp. Những chiếc máy “Robot đặt hạt”, máy cày hai lưỡi, máy phun thuốc sâu, máy làm luống, máy thu hoạch rau húng, lò sấy điện nông sản kiểu mới, máy thái cá, máy rửa thịt tự động… không chỉ giúp người nông dân trong nước nâng cao hiệu suất lao động mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Không tìm được nghề phù hợp, không làm được việc phù hợp thì không dễ hoàn thành tốt công việc, không dễ có niềm vui, hạnh phúc, không dễ sáng tạo với nghề, và càng không dễ có THU NHẬP CAO CHÍNH ĐÁNG. Bằng cấp chỉ cần khi đi tuyển dụng, niềm vui khám phá, sáng tạo và thu nhập cao thấp như thế nào lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự phù hợp của người lao động với nghề họ đã chọn. Bởi không chủ động, thiếu kiên trì, ngại vượt khó... là kẻ thù của sự khám phá, sự sáng tạo nên sao có thể có những cống hiến cho nghề nghiệp, cho xã hội các bạn nhỉ! Con em chúng ta phải tìm được sứ mệnh nghề nghiệp của bản thân, rồi mới căn cứ vào khả năng học tập, điều kiện hoàn cảnh của gia đình để lựa chọn hệ đào tạo, trường đào tạo nghề phù hợp đúng không các bạn?


Nguồn: GV Thuý Gene Vân Da nhóm DHTC


90 lượt xem0 bình luận

Comments


Các sự kiện sắp diễn ra

[TP HCM] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

9-10/11/2024

Địa điểm

TP. HCM

[HÀ NỘI] SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY - GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Thời gian

30/11-01/12

Địa điểm

Hà Nội

[QUẢNG NINH] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

14-15/12/2024

Địa điểm

Quảng Ninh

z3510360964319_a65f962c7330cf1c33812df1a75e1197.jpg

Người truyền lửa K8

Tiết kiệm 5-15 năm kinh nghiệm Dạy học & Quản lý lớp học

bottom of page