1. Tìm hiểu sâu hơn để biết giá trị cốt lõi của bạn. Giá trị là các tiêu chuẩn cơ bản mà bạn thực sự xem trọng, chúng ảnh hưởng đến quyết định, hành vi và thái độ của bạn. Những điều này là niềm tin hay nguyên tắc mà bạn sẽ thay thế hoặc đấu tranh cho: gia đình, sự bình đẳng, công lý, hòa bình, lòng biết ơn, sự tin cậy, sự công bằng, ổn định tài chính, tính chính trực, v.v… Nếu không biết giá trị cốt lõi của mình, bạn sẽ không thể xác minh liệu lựa chọn của bạn có phù hợp với các giá trị đó. Khám phá giá trị cốt lõi bằng cách:
Nghĩ về hai người mà bạn ngưỡng mộ. Bạn ngưỡng mộ đặc điểm gì ở họ?
Nghĩ về khoảng thời gian bạn cảm thấy thật sự tự hào. Chuyện gì đã xảy ra? Bạn đã giúp đỡ ai đó? Bạn đạt được mục tiêu? Bạn đấu tranh vì quyền lợi của mình hay của những người khác?
Nghĩ về những gì bạn thấy hứng thú nhất trong cộng đồng hay thế giới. Chúng có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở những vấn đề như chính phủ, môi trường, giáo dục, thuyết nam nữ bình quyền, tội phạm, v.v.
Nghĩ xem bạn sẽ cứu 3 món đồ gì nếu nhà bị cháy (giả sử tất cả mọi người đều đã an toàn). Tại sao bạn sẽ cứu 3 món đồ đó?
2. Hỏi xem liệu bạn có đang sống một cuộc đời đáng tự hào không. Như F. Scott Fitzgerald đã nói một câu nổi tiếng: "Tôi hy vọng bạn sống một cuộc đời mà bạn tự hào. Nếu bạn thấy mình không tự hào, tôi hy vọng bạn có sức mạnh để bắt đầu tất cả lại một lần nữa". Nếu hôm nay bạn qua đời, thì bạn có nghĩ rằng mình đã để lại những gì như bạn hy vọng?
3. Tự hỏi chính mình muốn làm gì nếu tiền không là vấn đề. Khi còn là đứa trẻ, chúng ta thường có nhiều ước mơ cao cả. Khi trưởng thành hơn và chịu nhiều ảnh hưởng từ xã hội, chúng ta thay đổi những ước mơ đó. Quay trở lại thời điểm bạn có một giấc mơ rõ ràng để thực hiện, nhưng nó bị dập tắt vì không đúng lúc hoặc vì bạn không có đủ tiền. Viết ra cách mà bạn muốn sống một ngày nếu không phải nghĩ đến tình trạng tài chính. Bạn sẽ sống như thế nào?
4. Xác định cuộc đời sẽ ra sao nếu bạn không sợ thất bại. Chúng ta thường lỡ mất cơ hội tuyệt vời hay không nắm bắt cơ hội bởi vì lo lắng rằng mình sẽ khiến bản thân xấu hổ vì phạm sai lầm. Thiếu tự tin có thể định nghĩa cả cuộc đời, nếu bạn không cố gắng để khắc phục nó. Đáng buồn thay, nó cũng tác động mạnh mẽ đến mức độ bạn nói "nếu-thì sao" theo thời gian. Dưới đây là một vài cách để khắc phục nỗi sợ thất bại, nếu nghĩ nó đang kiềm hãm bạn trở thành người bạn muốn:
Biết rằng thất bại là cần thiết. Khi phạm sai lầm, chúng ta có thể đánh giá hành động và cải thiện phương pháp làm việc. Chúng ta trưởng thành và học hỏi thông qua thất bại.
Mường tượng sự thành công. Một cách để vượt qua nỗi sợ thất bại là không ngừng tưởng tượng chính mình đang hoàn thành mục tiêu.
Luôn kiên trì. Tiếp tục tiến về phía các mục tiêu bất chấp thất bại. Thường thì chúng ta sẽ đạt được ước mơ hoang đường nhất ngay lúc mà chúng ta đã dự định bỏ cuộc. Đừng để thất bại nhỏ khiến bạn đánh mất mục tiêu lớn hơn.
5. Hỏi người khác xem họ nghĩ gì về con người của bạn. Một khi bạn đã đặt nhiều câu hỏi khác về bản thân, hãy gặp một vài người thân thiết và hỏi cách nghĩ của họ về bạn. Đánh giá của họ có thể là danh sách các tính cách hay thí dụ về thời điểm cụ thể mà theo ý kiến của họ, nó đã tóm tắt sơ lược về con người của bạn.
Sau khi đã hỏi ý kiến của một số người thân hay bạn bè, hãy suy nghĩ về câu trả lời của họ. Họ mô tả bạn là người ra sao? Bạn ngạc nhiên với các đánh giá đó? Bạn có thất vọng không? Những cách hiểu này phù hợp với con người bạn muốn trở thành hay cách bạn nhìn nhận bản thân?
Nếu đánh giá cao ý kiến của người khác, bạn có thể tự hỏi mình cần làm gì để hài hòa hơn với cách nhìn của họ và của chính bạn. Có lẽ bạn có cái nhìn sai lệch về chính mình và cần đánh giá lại hành động.
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp theo wikihow.vn
Comments