Bài 9 : BASE. THANG pH (tiết 2)
Thời lượng : 04 tiết (từ tiết 29 đến tiết 32)
Tiết 1. Khái niệm, Tiết 2. Tính chất hóa học, Tiết 3 Thang pH, Tiết 4. Luyện Tập
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Tiến hành được các thí nghiệm của base, nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết PTHH) và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của base.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học : HS quan sát bảng thông tin, làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất hóa học của base.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phối hợp với các thành viên trong nhóm cùng giải quyết các tình huống, vấn đề mà nhiệm vụ học tập đề ra. Sáng tạo trong việc xây dựng thiết kế các hoạt đồng nhằm hoàn thành nội dung học tập.
+ Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp : HS tham gia hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm tìm hiểu tính chất của base.
- Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được các thí nghiệm của base, nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết PTHH) và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của base.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ giải thích kiến thức thực tế: vì sao khi bị ong đốt thường hay bôi vôi, khử chua đất trồng….
3. Phẩm chất.
- Tham gia tích cực các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, làm thí nghiệm.
- Yêu thích môn học, có niềm say mê, hứng thú tìm hiểu và học tập bộ môn khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· Dụng cụ, hóa chất: dung dịch NaOH, HCl, quỳ tím, phenolphtalein, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, cốc thủy tinh, đũa khuấy...
· Phiếu học tập
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV giới thiệu trò chơi “ Ai nhanh hơn” .
c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi, trả lời đúng câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV : Giới thiệu trò chơi, luật chơi
- HS : Tham gia trò chơi bằng cách thảo luận trả lời câu hỏi, và đính bảng phụ lên bảng
- Báo cáo: mời 1 bạn học sinh trong nhóm chiến thắng báo cáo phần trả lời của nhóm mình.
- Đánh giá: GV đánh giá, nhận xét, trao thưởng.
Dựa vào câu trả lời: ứng dụng của base như vôi dùng để bôi vào vết thương khi bị ong đốt, hoặc rết cắn để vào bài.(trường hợp không có nhóm nào trả lời như vậy thì giáo viên có thể dùng câu hỏi cuối cùng trong video để hỏi và dẫn dắt vào bài.)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC : Tìm hiểu tính chất hóa học của base
a. Mục tiêu: Tiến hành được các thí nghiệm của base, nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết PTHH) và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của base.
b. Nội dung : GV tổ chức cho HS hoạt động theo trạm để tìm hiểu về tchh của base: base làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với acid tạo muối, nêu hiện tượng, viết PTHH và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu.
c. Sản phẩm : Kết quả tiến hành TN, hoàn thành 3 phiếu học tập ở 3 trạm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV hướng dẫn HS chia nhóm, cách thức hoạt động theo trạm: nhiệm vụ, cách di chuyển, nội dung ở từng trạm, cách đánh giá cho điểm.
Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và tiến hành thí nghiệm.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần thiết. (chú ý phần này sẽ quan sát ở trạm thực hành nhiều hơn để cho điểm)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS điền thông tin vào 3 phiếu học tập, báo cáo kết quả
+ GV gọi ngẫu nhiên HS bằng cách dùng BEECLASS , HS khác nhận xét,bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV chiếu kết quả, cho các nhóm chuyển chéo chấm điểm. Lưu ý GV thông báo điểm thực hành ở các nhóm.
+ HS báo cáo kết quả ở mỗi nhóm.
+ GV đánh giá, nhận xét về hoạt động của các nhóm: khen ngợi, hoặc lưu ý trong quá trình hoạt động
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ
a. Mục tiêu: Hs củng cố lại kiến thức đã học, và trả lời được câu hỏi tình huống nêu ở đầu bài.
b. Nội dung : GV sử dụng vấn đáp, sử dụng think – share.
c) Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV đặt lại câu hỏi tình huống đã được nêu ra đầu bài “Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào chỗ đốt. Trong điều kiện không có vôi ngay lúc đó thì em có đề xuất cách sơ cứu như thế nào?”
+ Từ đó mời bất kỳ 1 bạn bằng thẻ bài để tổng kết lại nội dung đã học về tính chất hóa học của base.
Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận câu hỏi và trả lời. “ Trong nọc ong, kiến có chứa một lượng acid gây bỏng da và rát ngứa, bôi vôi vào chỗ đốt giúp trung hòa acid làm cho vết phồng xẹp xuống và giảm cảm giác rát ngứa. Trong trường hợp không có vôi thì ngay lúc đó em sẽ kiểm tra xem còn vòi chích không, nếu có thì em sẽ dùng nhíp gắp nhẹ vòi chích ra khỏi da. Sau đó rửa vết đốt bằng xà phòng, chườm đá để giảm sưng đau. Nếu có hiện tượng dị ứng, khó thở, buồn nôn... sẽ đến ngay cơ sở y tế, ”
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần thiết. (chú ý phần này sẽ quan sát ở trạm thực hành nhiều hơn để cho điểm)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi ngẫu nhiên HS bằng cách dùng thẻ bài, HS tổng kết lại bài học
+ GV nhấn mạnh thêm về phản ứng trung hòa.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV chiếu bảng tổng kết
+ GV khen ngợi câu trả lời và báo cáo của các bạn
D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Tạo điều kiện để HS luyện tập lại để khắc sâu các kiến thức
b. Nội dung: Chơi trò chơi đấu trường 40, bằng cách sử dụng “NGÔN NGỮ HÌNH THỂ” với 5 câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Đáp án của HS: 1A, 2C, 3B, 4D, 5B.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV nêu luật chơi
Bước 2: HS trả lời bằng ngôn ngữ hình thể
Bước 3: GV chụp hình để quan sát câu trả lời của HS nhằm giám sát kết quả, thái độ trung thực, GV chiếu đáp án.
Bước 4. GV tổng kết trò chơi, và giao nhiệm vụ về nhà.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* Chuẩn bị ở nhà
- Hoàn thành bài tập ở nhà
- Chuẩn bị cho bài học tiếp theo
Nguồn: Facebook Hanh Le - Học viên Người Truyền Lửa
Comments