top of page

Cách tổ chức game "Cuộc đua kỳ thú"

Mình cám ơn các thầy cô đã truyền năng lượng cho mình sau khi mình đăng bài về trải nghiệm khi tổ chức cho học sinh chơi game Cuộc đua kỳ thú sáng nay.


Đây là lần đầu tiên mình tổ chức game này sau khi được cô Khánh Vân chia sẻ trong ngày cộng hưởng của nhóm Lý THPT.


Bước 1: Vẽ hình con rắn, đánh số từ 1-50 hoặc 1-N lên bảng (N là số bước đi từ Start đến Finish)

Nếu có điều kiện thì in lên giấy A0 hoặc A1 và dùng nam châm gắn lên bảng. Trong buổi học hôm nay mình cho học sinh ôn tập Sóng cơ nên mình vẽ thành hình sin, và mỗi số là 1 "phần tử môi trường truyền sóng". Các thầy cô có thể tùy vào môn học/bài học mà sáng tạo ra hình vẽ đường đua cho thêm hấp dẫn ạ.


Bước 2: Chọn bộ câu hỏi trắc nghiệm đơn giản, giải thích ngắn gọn, ít phải giải ra chi tiết để cuộc chơi diễn ra liên tục. Có thể dùng Hệ thống câu hỏi (từ đề cương) hoặc những câu hỏi ở mức độ Nhận biết/Thông hiểu của đề thi Tốt nghiệp THPTQG.


Bước 3: Chia lớp thành 3-4 đội chơi, mỗi đội chọn 1 màu (quân cờ, nam châm màu, thẻ có gắn nam châm lá ở phía sau). Chuẩn bị 3-4 bộ đáp án A, B, C, D hoặc bảng con (xóa được) và bút dạ để ghi đáp án trả lời (số bộ đáp án bằng số đội chơi). 2-4 xúc xắc (tốt nhất là mỗi đội một xúc xắc để tiết kiệm thời gian).


Trong trường hợp không có nam châm thì mỗi đội chọn 1 con số, đi đến ô nào thì viết con số của đội bên cạnh ô đó, di chuyển đển ô mới thì xóa số ở ô cũ.


Mình rất thích ý tưởng của cô Ngọc là chỉ cần phấn trắng bảng đen cũng vẫn có thể tổ chức vừa học vừa chơi được.


Bước 4: Giới thiệu luật chơi:

+ Mỗi lượt chơi, mỗi đội cử 1 HS lên đứng ngang hàng nhau trả lời 1 câu hỏi do GV/HS đọc. Trả lời bằng cách giơ đáp án. GV xác nhận đáp án đúng. HS các đội trả lời đúng thì được lắc xúc xắc và ra quân từ vị trí "Start - Bắt đầu". (có thể có nhiều đội cùng được đi 1 lượt, hoặc không được đi), số ô di chuyển trên đường đua bằng số chấm ở mặt trên xúc xắc.

+ Lần lượt chơi cho các thành viên còn lại cho đến khi đội nào về đích trước là đội chiến thắng.

Để thêm thú vị, gay cấn thì trên đường đua, có thể bố trí thêm các biểu tượng: mất lượt/ tặng thêm điểm/ lấy điểm từ đội khác,...

+ Khi gặp cái thang: HS có thể nhảy từ chân cầu thang đến đầu cầu thang.

+ Khi gặp con rắn: HS có thể nhảy từ đuôi con rắn lên đến đầu con rắn, ở đầu con rắn thì tụt xuống đuôi con rắn. Có thể ra luật khác: gặp đuôi thì đứng yên, gặp đầu rắn thì chuyển đến đuôi rắn….

Trong giờ học hôm nay mình chỉ vẽ cái thang và bên cạnh có vẽ mũi tên chỉ chiều di chuyển khi đi vào ô ở 1 đầu của thang. Có đội về gần đến nơi thì tuột ngược về trước. Chính đội ấy lại về đích trước nên hét lên sung sướng.


Nguồn: thầy Tới Đặng Đình



33 views0 comments

Các sự kiện sắp diễn ra

1

[HƯNG YÊN] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

7-8/6

Địa điểm

Hưng Yên

2

[VŨNG TÀU] SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY - GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Thời gian

15-16/6

Địa điểm

BR Vũng Tàu

3

[TP HCM] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

20-21/6

Địa điểm

TP HCM

z3510360964319_a65f962c7330cf1c33812df1a75e1197.jpg

Người truyền lửa K7

Tiết kiệm 5-15 năm kinh nghiệm Dạy học & Quản lý lớp học

bottom of page