top of page

Phần 3: Giáo dục về cảm xúc và tương tác xã hội - sai lầm cơ bản và gợi ý quy trình thiết kế, triển khai SEL ở quy mô trường, lớp

Ảnh của tác giả: Admin DHTCAdmin DHTC

Trong một buổi training dành cho giáo viên tiểu học và THCS, tôi nghe được mẩu đối thoại thú vị như sau:

- Tớ thấy một trong những cái làm cho học sinh nó không phục là vì mình đối xử với chúng nó không công bằng,

- Chả thế, hôm nay mình khó chịu trong người, học sinh hơi nghịch một tí, mình phạt nặng, hôm sau vẫn là cái lỗi như thế nhưng mình lại không để ý hoặc chỉ phạt nhẹ thì rõ ràng nó không phục là đúng rồi.

Việc giáo viên không kiểm soát được cảm xúc, dẫn đến trước hết bản thân mình luôn bất an và bị làm phiền bởi những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy và cuối cùng, đánh mất hình ảnh đẹp trong mắt học sinh, v.v…. là một trong số hàng chục gạch đầu dòng được giáo viên trong buổi training liệt kê khi đề cập đến những vấn đề mình phải đối mặt khi bước vào lớp. Ai cũng biết, cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống của mỗi cá nhân, chẳng hạn cảm giác lo lắng bất an khiến chúng ta không thể ra được những quyết định đúng đắn hoặc cảm xúc tiêu cực làm cản trở quá trình xử lý thông tin. Vì thế, học tập về cảm xúc và tương tác xã hội (Social and Emotional Learning/SEL) để giúp mỗi người nhận thức, quản lý bản thân tốt hơn, tăng cường khả năng thấu cảm và có những mối quan hệ tích cực, thành công hơn, hạnh phúc hơn là cần thiết cho tất cả chúng ta, bất kể trẻ em hay người lớn.

Vậy, làm sao để xây dựng một chương trình giáo dục về cảm xúc và tương tác xã hội hiệu quả? Trước khi trả lời trực tiếp vào câu hỏi, chúng ta hãy cùng điểm qua 3 sai lầm cơ bản mà “những người đi trước” đã gặp phải, vì nhờ có những bài học đó, con đường chúng ta đi sắp tới sẽ thuận lợi và thênh thang hơn.


Sai lầm số 1: Chỉ tập trung vào chương trình học

Đây là một cách tiếp cận rất phổ biến, đặc biệt là trong những chương trình giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống nói chung. Nếu chúng ta hiểu rằng kỹ năng sống và giá trị sống thấm đẫm trong cách con người nghĩ, nói và làm hàng ngày, hàng giờ thì việc chỉ ra rả học lý thuyết về những điều đó thực sự không có ích lợi và hiệu quả thực tiễn nhiều lắm.


Sai lầm số 2: Chỉ tập trung vào tiết học

Trong tiết học SEL, học sinh được nhắc nhở và thực hành rất sâu về nhận thức bản thân, quản lý cảm xúc và tương tác xã hội tích cực, nhưng các em quá thiếu môi trường để thực hành, được quan sát và cảm nhận về SEL khi ra khỏi lớp, vì các môn học khác không được tích hợp SEL, nhà trường không thực hành SEL, gia đình không thực hành SEL.


Sai lầm số 3: Chỉ tập trung vào học sinh

Sai lầm này xuất phát từ lối suy nghĩ cho rằng học sinh là đối tượng đích cần được giáo dục, nên chương trình SEL là dành cho học sinh và học sinh phải là người thường xuyên thực hành. Những người có lối suy nghĩ này đã quên mất một điều quan trọng: đối với học sinh, đặc biệt là những học sinh nhỏ, bố mẹ, thầy cô và tất cả những người lớn các em tiếp xúc hàng ngày chính là hình mẫu học tập quan trọng nhất. Nếu người lớn không thực hành SEL thì dựa vào đâu để chúng ta có thể trông đợi các em cũng thực hành SEL?


Nghiên cứu của CASEL, tổ chức lớn nhất và có uy tín nhất trên thế giới về SEL hé lộ những nguyên tắc quan trọng để trường học có thể triển khai một chương trình SEL thành công, đó là:

  • Có sự tham gia của các bên liên quan (hiệu trưởng, giáo viên, chuyên gia tư vấn, nhà tâm lý học, nhân viên xã hội, phụ huynh, học sinh).

  • Khi triển khai SEL nên bắt đầu từ người lớn trước và cần tạo ra được một môi trường đồng bộ, tích hợp SEL ở cả 3 mức: chương trình học, chính sách của nhà trường/toàn trường, quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

  • Thực hiện các chương trình SEL dựa trên bằng chứng (evidence-based), phù hợp với hệ thống chương trình học và bối cảnh của nhà trường.

  • Xem xét các yếu tố thuộc bối cảnh đại phương để hiểu rõ các nguồn lực và thách thức khi triển khai chương trình.


So sánh 35 chương trình SEL dành cho lứa tuổi mầm non và tiểu học tại Mỹ cho thấy: việc thiết kế chương trình SEL với trọng tâm như thế nào là tuỳ thuộc vào từng trường, có những chương trình tập trung vào việc phòng chống bạo lực học đường hoặc lạm dụng chất gây nghiện, có những chương trình tập trung vào việc hỗ trợ học sinh nâng cao sức khoẻ tâm lý và phát triển nhân cách lành mạnh, có những chương trình tập trung vào việc hỗ trợ học sinh củng cố các năng lực về thiết lập và đạt được mục tiêu, giải quyết vấn đề, lãnh đạo, v.v. Chi tiết: https://casel.org/guide/programs/

Để hỗ trợ giáo viên và nhà trường bắt đầu thiết kế và triển khai chương trình SEL, CASEL cung cấp một hệ thống công cụ online rất tiện lợi và đầy đủ: https://schoolguide.casel.org/where-to-start/


Trong trường hợp nhà trường muốn tham khảo và áp dụng tại trường mình một chương trình SEL dựa trên bằng chứng đã được kiểm nghiệm và tuyển chọn, đây là gợi ý của CASEL:

- Bước 1: Sử dụng Bảng xếp hạng để lên danh sách những chương trình phù hợp.

- Bước 2: Xem bản mô tả cụ thể về từng chương trình để thu hẹp danh sách tìm kiếm.

- Bước 3: Thu thập thông tin bổ sung (tham khảo hình ảnh, bài viết trên website của mỗi chương trình).

- Bước 4: Đánh giá độ nhạy cảm văn hóa và khả năng đáp ứng ngôn ngữ của chương trình.

- Bước 5: Liên hệ và tham quan các trường đang sử dụng chương trình.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các thầy cô tự tin để bắt đầu thiết kế và triển khai một chương trình SEL đồng bộ tại trường của mình.

30 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

留言


Các sự kiện sắp diễn ra

[TP. HCM] SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY - GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Thời gian

29&30/3/2025

Địa điểm

TP. HCM

[HÀ NỘI] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

30/4&1/5/2025

Địa điểm

Hà Nội

[HẢI PHÒNG] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

12&13/7/2025

Địa điểm

Hải Phòng

z3510360964319_a65f962c7330cf1c33812df1a75e1197.jpg

Người truyền lửa K8

Tiết kiệm 5-15 năm kinh nghiệm Dạy học & Quản lý lớp học

bottom of page